-
Đầu tư hơn 4.139 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên -
Bình Định thu hút dự án đầu tư đầu tiên trong năm 2025 -
Ưu đãi thực sự vượt trội cho công nghiệp bán dẫn -
"Vượt ngàn chông gai", kinh tế năm 2024 về đích ngoạn mục -
Ninh Thuận: 23 khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án -
Đầu tư các dự án truyền tải điện còn nhiều khó khăn
Do không giải ngân đúng theo yêu cầu tiến độ đối với các khoản vay ODA có lãi suất và vay ưu đãi khác phải trả phí, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng về tổng hợp bổ sung, cắt kế hoạch vốn đầu tư công từ nguồn vay nước ngoài cho kế hoạch năm 2017.
Thực tế, thời gian vừa qua, vấn đề có vốn đầu tư công (trong đó có vốn từ ngân sách và vốn mà Việt Nam vay của các tổ chức hoặc nước ngoài) giải ngân kém, chậm đã khiến lãnh đạo Chính phủ, dư luận phê phán các bộ ngành "có tiền mà không biết tiêu" hoặc "vay tiền về không đầu tư, nhưng cất két trả lãi"...
Hiện trạng, đầu tư công bằng nguồn vốn vay dù ưu đãi không hoặc chậm được giải ngân khiến chi phí cơ hội của Việt Nam bị mất đi, thể hiện sự yếu kém trong quản lý vốn vay và thực hiện vốn vay. Chính vì vậy, Bộ KH&ĐT đã đưa ra một loạt đề xuất.
Cụ thể, đề xuất Chính phủ đồng ý cho cắt giảm hơn 2.233.225 triệu đồng kế hoạch vốn nước ngoài năm 2017 của 5 bộ ngành trung ương và 14 địa phương gồm Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. 14 tỉnh bao gồm: Điện Biên, Yên Bái, Lào Cai, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế, Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Trà Vinh và Cà Mau.
Theo Bộ KH&ĐT, với trường hợp cắt giảm kế hoạch đầu tư công nguồn vốn nước ngoài năm 2017 chủ yếu là các bộ, ngành và địa phương không có khả năng giải ngân hết kế hoạch vốn nước ngoài năm 2017 đã được Quốc hội phê duyệt. Các trường hợp này phải có báo cáo đề xuất cắt giảm chi tiết từng dự án và giải trình rõ lý do cắt giảm.
Về nguyên nhân 5 bộ, ngành và địa phương bị cắt vốn, lý do là tính đến hết ngày 15/12, trên cơ sở tổng hợp các báo cáo của các bộ ngành và địa phương chưa giải đạt tỷ lệ giải ngân 80% kế hoạch vốn nước ngoài được giao.
Bên cạnh việc một số địa phương bị đề xuất cắt giảm vốn thì cũng có 5 bộ ngành và 31 địa phương có nhu cầu bổ sung kế hoạch vốn nước ngoài năm 2017 ngoài hạn mức được Quốc hội phê duyệt với tổng vốn khoảng 5.863.219 triệu đồng.
Bộ KH&ĐT cũng đề nghị Bộ Tài chính không cho phép các bộ, ngành Trung ương và địa phương có dự án đề xuất giảm kế hoạch vốn nước ngoài bởi điều này tác động lớn đến phát triển hạ tầng, chính sách trung và dài hạn của ngành và địa phương.
-
"Vượt ngàn chông gai", kinh tế năm 2024 về đích ngoạn mục -
Ninh Thuận: 23 khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án -
Đầu tư các dự án truyền tải điện còn nhiều khó khăn -
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu ACV đẩy nhanh tiến độ Dự án thành phần 3 Sân bay Long Thành -
TP.HCM sẽ khởi công ít nhất một trung tâm logistics trước ngày 30/4/2025 -
Vốn FDI giải ngân năm 2024 đạt mức cao kỷ lục -
Doanh nghiệp Việt đầu tư 664,8 triệu USD ra nước ngoài trong năm 2024
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party
- BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025
- Sắm Tết thảnh thơi cùng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên