-
Thủ tướng trao Cờ Thi đua của Chính phủ cho Báo Đầu tư -
Ban hành nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu -
Trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng -
Toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tại Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư năm 2024 -
TP.HCM đề xuất giữ Sở An toàn thực phẩm, giảm 24 Đảng bộ và 6 sở -
TP.HCM: Metro số 1 phải tạm dừng hoạt động do mưa to và sấm sét
Miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước là hợp lý
Chính phủ dự kiến trình Quốc hội miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong năm 2020. Nếu đề xuất này được thông qua thì 4.000 doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh cá có thêm 1.400 tỷ đồng để vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19.
Trước tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đầu năm đến nay, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân như giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác (Nghị quyết 116/2020/QH14), điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân (Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14), các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (Nghị quyết 42/NQ-CP), các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (Nghị quyết 84/NQ-CP), các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 (Chỉ thị 11/CT-TTg).
Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đang khai thác tài nguyên nước lại chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ. Bởi theo Luật Tài nguyên nước năm 2012 và Nghị định 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thì kể từ 1/9/2017, hoạt động khai thác tài nguyên nước, ngoài phải nộp các loại thuế, phí theo các luật thuế hiện hành còn phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Theo số liệu của Bộ Tài chính, sau gần 3 năm thực hiện Nghị định 82/2017/NĐ-CP, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương đã phê duyệt khoảng 4.000 quyết định cấp quyền khai thác tài nguyên nước với tổng số tiền đã vào nộp ngân sách nhà nước (tính đến tháng 6/2020) ước vào khoảng 10.600 tỷ đồng, trong đó 6 tháng đầu năm đã nộp vào ngân sách nhà nước nước 600 tỷ đồng và cả năm 2020 dự kiến sẽ nộp vào ngân sách nhà nước 1.400 tỷ đồng
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Trần Hồng Hà cho rằng, trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động đến mọi mặt kinh tế - xã hội; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân suy giảm, thậm chí bị đình trệ, gián đoạn do phải thực hiện giãn cách xã hội; người dân lo lắng, thói quen sinh hoạt bị đảo lộn, để đảm bảo hài hòa trong việc được hưởng hỗ trợ của Nhà nước, mọi đối tượng chịu tác động của dịch Covid-19 đều được hỗ trợ, cần phải miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với doanh nghiệp khai thác nước để sản xuất, kinh doanh trong năm 2020.
Miễn ngay sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết
Nếu đề xuất này được Quốc hội thông qua, theo ông Hà, có 4.000 doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh cá thể sẽ được miễn khoản tiền này từ 150.000 đồng như Công ty TNHH Thái Việt Agri Group (Quảng Nam) đến 116,334 tỷ đồng như trường hợp của Công ty Thủy điện Sơn La.
“Như vậy, việc miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho tổ chức, cá nhân trong năm 2020 có tác động trực tiếp đến tổ chức, cá nhân vượt qua khó khăn do tác động của dịch Covid-19 và gián tiếp tác động đến đời sống xã hội như giảm nguy cơ mất việc làm đối với trường hợp doanh nghiệp đình trệ sản xuất; duy trì lao động, việc làm cho người dân đối với trường hợp tổ chức, doanh nghiệp ổn định được sản xuất; ổn định việc làm sẽ hạn chế những tệ nạn xã hội.
Tổng số tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước dự kiến sẽ miễn năm 2020 ước vào khoảng 1.400 tỷ đồng cũng đồng nghĩa với ngân sách nhà nước năm nay sẽ giảm thu tương ứng, trong đó, địa phương bị giảm thu ít nhất là Thừa Thiên - Huế (42 triệu đồng) và nhiều nhất là Sơn La (150 tỷ đồng).
Công ty Thủy điện Sơn La sẽ đực miễn 116,334 tỷ đồng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước |
Thực hiện Chính sách này, theo ông Hà, không có tác động tiêu cực đối với hệ thống pháp luật và không trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Khi chính sách được ban hành, việc tính, thẩm định, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước vẫn thực hiện theo quy định tại Nghị định 82/2017/NĐ-CP và việc miễn tiền cấp quyền không ảnh hưởng đến các quy định này.
“Đối với tổ chức, cá nhân, đây là chính sách có lợi, vì vậy, các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước sẽ tuân thủ và tích cực thi hành. Đồng thời, chính sách này chỉ miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong thời hạn từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020 nên cũng không tác động đến hệ thống pháp luật trong trường hợp có sửa đổi trong tương lai”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết.
Để chính sách có thể đi ngay vào cuộc sống sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong năm 2020, Chính phủ đề xuất, đối với trường hợp đã phê duyệt tiền cấp quyền trước thời điểm Nghị quyết có hiệu lực, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh sách doanh nghiệp và số tiền được miễn gửi cơ quan thuế địa phương nơi có công trình khai thác nước để thực hiện hoàn hoặc khấu trừ tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước năm 2020. Đối với trường hợp phê duyệt tiền cấp quyền sau thời điểm Nghị quyết có hiệu lực, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong đó xác định rõ số tiền của doanh nghiệp được miễn và gửi cơ quan thuế địa phương nơi có công trình khai thác nước để thực hiện.
-
Toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tại Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư năm 2024 -
TP.HCM đề xuất giữ Sở An toàn thực phẩm, giảm 24 Đảng bộ và 6 sở -
Toàn ngành Kế hoạch - Đầu tư và Thống kê đang đứng trước thời khắc lịch sử mới của đất nước và của ngành -
Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải sau hợp nhất sẽ giảm 41% số đầu mối -
Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư -
TP.HCM: Metro số 1 phải tạm dừng hoạt động do mưa to và sấm sét -
Kéo dài thời gian thực hiện Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia đến ngày 31/12/2026
-
1 Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư -
2 Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN... trước thời điểm chia tay CMSC -
3 Đề xuất 2.545 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 14B; Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc 25.058 tỷ đồng -
4 Nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành 83%, khai thác dịp 30/4/2025 -
5 TP.HCM: Metro số 1 phải tạm dừng hoạt động do mưa to và sấm sét
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion