
-
Tín dụng tiêu dùng lãi “khủng”
-
UOB: Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ nguyên lãi suất
-
Sacombank triển khai giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng
-
Sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên ra mắt, dự kiến hút 5 triệu học sinh tham gia
-
USD xuống đáy 6 tháng, tỷ giá giảm nhanh về 25.850 VND/USD -
Giá vàng miếng SJC tăng sốc tiến tới 107 triệu đồng/lượng khi vàng quốc tế tăng mạnh
![]() |
Thị trường tiền mã hóa được đánh giá là có tiềm năng to lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế số |
Trong số các mô hình toàn cầu, Cơ chế thử nghiệm chuỗi khối châu Âu (EBRS) và Quy chế thị trường tài sản mã hóa (MiCA) được xem là phù hợp nhất để tham khảo.
Quá trình chuyển đổi số của Việt Nam, cùng với tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và các khoản đầu tư đáng kể vào lĩnh vực tài chính và hệ sinh thái Fintech đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng rộng rãi tiền mã hóa ở cấp độ bán lẻ.
Năm 2024, Việt Nam xếp thứ 5 trong số 20 quốc gia hàng đầu về việc áp dụng tiền mã hóa theo Chainalysis, với hàng triệu người dùng và hệ sinh thái chuỗi khối (blockchain) phát triển mạnh.
Tuy nhiên, Việt Nam thiếu một khung khổ quản lý toàn diện. Tiền mã hóa tại Việt Nam đã phát triển một cách không kiểm soát, khiến Chính phủ đối mặt với nhiều thách thức trong việc truy thu thuế, kiểm soát dòng ngoại tệ chảy ra nước ngoài và bảo vệ nhà đầu tư trước các bẫy lừa đảo.
Khung pháp lý cho thị trường tiền mã hóa của Liên minh châu Âu
Nhận thấy sự phát triển của công nghệ blockchain và thị trường tài sản tiền mã hóa đang mở rộng, các nhà lập pháp châu Âu đã sớm thiết lập một khung khổ pháp lý thúc đẩy đổi mới, đồng thời bảo vệ các nhà đầu tư và tính toàn vẹn của hệ thống tài chính. Quy chế thị trường tài sản mã hóa (MiCA), có hiệu lực từ tháng 6/2024 và Cơ chế thử nghiệm chuỗi khối châu Âu (EBRS) được đưa ra vào năm 2023, là những cột mốc quan trọng trong nỗ lực này.
EU áp dụng cách tiếp cận kép: MiCA đưa ra các quy tắc pháp lý cố định cho tài sản tiền mã hóa, tương tự như các công cụ tài chính truyền thống, trong khi EBRS vẫn thích ứng với không gian tiền mã hóa đang phát triển. Theo MiCA, các công ty tiền mã hóa và các tổ chức phát hành mã thông báo phải tuân thủ các nghĩa vụ như công bố Sách Trắng (Whitepapers), gửi thông báo và xin phê duyệt trước khi phát hành mã thông báo, đáp ứng các yêu cầu về pháp nhân và tuân thủ các tiêu chuẩn về quảng cáo, bảo vệ dữ liệu, chống rửa tiền và cấp phép.
Song song với điều này, nhận thấy MiCA vẫn trong quá trình hoàn thiện và một số lĩnh vực có thể cần làm rõ thêm, EU đã triển khai cơ chế thử nghiệm EBRS để hỗ trợ thử nghiệm chính sách và đối thoại pháp lý. Hàng năm, EBRS chấp nhận 20 dự án blockchain và công nghệ sổ cái phân tán (DLT) đã được xác nhận Bằng chứng Khả thi, hay Proof of Concept, ghép nối chúng với các cơ quan quản lý có liên quan để được hướng dẫn chuyên sâu.
Một điểm quan trọng đáng lưu ý là EBRS không miễn trừ nghĩa vụ pháp lý cho các bên tham gia, cũng không “nới lỏng” việc thực thi. Thay vào đó, nó cho phép các công ty trao đổi cởi mở với cơ quan quản lý, làm rõ các khó khăn về tuân thủ và nhận được sự khoan dung pháp lý có chừng mực trong giai đoạn thử nghiệm. Sự kết hợp giữa MiCA và EBRS đã thúc đẩy một số dự án tiền mã hóa, bao gồm các “ông lớn” như Binance, Coinbase và Tether, điều chỉnh hoạt động của họ để đáp ứng các tiêu chuẩn của EU. Quy trình tuân thủ này rất năng động vì các điều khoản của MiCA có hiệu lực theo từng giai đoạn.
Dù MiCA và EBRS vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, thiết kế cấu trúc của chúng mang lại những bài học quan trọng cho các quốc gia như Vương quốc Anh, Singapore và các thị trường mới nổi như Việt Nam, trong việc xây dựng các khung khổ thí điểm cho thị trường tiền mã hóa. Sự kết hợp giữa các quy định cứng và thử nghiệm sandbox pháp lý của EU định vị EU là nơi đứng đầu toàn cầu trong việc cân bằng giữa đổi mới và quản lý rủi ro.
Điều kiện thị trường của Việt Nam: Những yếu tố quan trọng cần xem xét
Việt Nam đã nổi lên như một trong những thị trường tiền mã hóa sôi động nhất thế giới, với 17,4% dân số sở hữu tiền mã hóa và liên tục nằm trong nhóm dẫn đầu về mức độ chấp nhận tiền mã hóa toàn cầu, nhờ vào dân số am hiểu công nghệ, nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ và người dân quan tâm đến các kênh đầu tư mới.
Các nền tảng giao dịch ngang hàng (P2P) như Binance, Remitano, Bybit, OKX, Mexc, Gateio đang thống trị thị trường tiền mã hóa của Việt Nam, cho phép người dùng giao dịch tài sản số một cách nhanh chóng và dễ dàng. Những mô hình phi tập trung này đã thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong năm 2023, dòng tiền mã hóa và tài sản ảo chảy vào Việt Nam dao động từ 105 tỷ USD đến 120 tỷ USD, chiếm khoảng 25% GDP. Điều này phản ánh sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư, bất chấp những bất ổn pháp lý.
Tuy nhiên, việc thiếu khung pháp lý rõ ràng vẫn là một vấn đề cấp bách. Để xây dựng hệ sinh thái tiền mã hóa bền vững, Việt Nam cần các quy định được xác định rõ ràng nhằm cân bằng giữa đổi mới và bảo vệ nhà đầu tư. Một khung pháp lý có cấu trúc không chỉ nâng cao tính minh bạch của thị trường, mà còn thu hút các nhà đầu tư tổ chức, đảm bảo ngành này phát triển một cách an toàn và được kiểm soát.
Bài học từ châu Âu và kinh nghiệm cho Việt Nam
Rõ ràng, việc Chính phủ Việt Nam soạn thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, trình Quốc hội thảo luận từ năm 2024, cùng với hàng loạt chỉ đạo từ Trung ương về việc sớm điều chỉnh thị trường tài sản mã hóa, thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc đưa thị trường này vào khung khổ pháp lý. Nhìn vào cách EU triển khai MiCA và EBRS, Việt Nam có thể rút ra một số bài học.


Thứ nhất, cần chỉ định một cơ quan chính để điều phối và liên kết giữa các cơ quan quản lý. Hiện tại, Bộ Tài chính đảm nhận vai trò này, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, và Bộ Tư pháp. Điều này đòi hỏi cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tích hợp khung sandbox với các chính sách hiện có như quản lý doanh nghiệp, đầu tư, bảo vệ dữ liệu cá nhân và chống rửa tiền. Cần cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được sự cân bằng giữa chấp nhận “rủi ro pháp lý” và duy trì sự nhất quán với hệ thống pháp luật, hướng tới mục tiêu hài hòa giữa đổi mới và bảo vệ nhà đầu tư.
Thứ hai, cần chi tiết hóa các tiêu chí lựa chọn dự án tham gia sandbox, gắn liền với các ưu tiên quốc gia như đảm bảo an ninh tài chính, chống rửa tiền, ngăn chặn trốn thuế, đấu tranh với tội phạm mạng và phát triển công nghệ blockchain. Các yêu cầu cơ bản là doanh nghiệp phải được đăng ký hợp pháp tại Việt Nam; phải có sản phẩm thử nghiệm cụ thể (ít nhất đạt mức nguyên mẫu hoặc đã được kiểm tra kỹ thuật); phải cam kết đáp ứng các điều kiện của sandbox. Các tiêu chí chấm điểm bổ sung nên bao gồm mức độ đổi mới và tính hoàn thiện của dự án, tiềm năng tác động và mức độ liên quan, cũng như sự tuân thủ pháp lý.
Thứ ba, cần xây dựng quy trình triển khai sandbox từ khâu chuẩn bị, hỗ trợ, tư vấn, đánh giá, đến rút ra chính sách, bao gồm cơ chế phối hợp chi tiết giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp tham gia, như phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về dịch vụ ngoại hối và chống rửa tiền), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (liên quan đến token chứng khoán), Bộ Công an (bảo vệ dữ liệu và tội phạm mạng)…
Thứ tư, cần đánh giá mức độ giám sát, phạm vi miễn trừ, thời gian thử nghiệm và các quy định sau thử nghiệm, bao gồm các lựa chọn như kết thúc thử nghiệm, gia hạn hoặc cấp phép chính thức. Một số miễn trừ so với các quy định điều chỉnh pháp luật tài chính truyền thống có thể được xem xét, như miễn giấy phép ngành, yêu cầu vốn tối thiểu, hoặc linh hoạt trong cách diễn giải pháp lý về tài sản mã hóa, đồng thời xem xét lại các cơ chế xử phạt áp dụng để khuyến khích doanh nghiệp tham gia lĩnh vực tiền mã hóa.
Cuối cùng, mục đích tối thượng của cơ chế sandbox nằm ở mối liên kết với khung pháp lý dài hạn, bởi bản chất của các sáng kiến sandbox là tạm thời. Một khung pháp lý hoàn chỉnh sẽ cần thiết để quản lý hiệu quả thị trường tiền mã hóa. Điều này tương tự như cách Việt Nam trước đây đã chuyển từ các cơ chế thử nghiệm trong các lĩnh vực công nghệ (như gọi xe công nghệ, mobile money và các lĩnh vực khác của kinh tế chia sẻ) sang các khung pháp lý lâu dài và dần thích nghi. Phương hướng này phù hợp với cách tiếp cận mà EU đang áp dụng để quản lý các hoạt động liên quan tiền mã hóa.
Tất nhiên, việc áp dụng mô hình châu Âu một cách cứng nhắc sẽ không phù hợp với Việt Nam. Sự khác biệt về cấu trúc kinh tế, hệ thống chính trị, năng lực công nghệ, nguồn nhân lực và khả năng tài chính đòi hỏi Việt Nam phải điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Việt Nam có thể bắt đầu với một khung pháp lý chung, kết hợp với sandbox, cung cấp các ưu đãi cụ thể cho các bên tham gia, tập trung chủ yếu vào các công ty khởi nghiệp trong nước và doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, sau đó thu hút các công ty nước ngoài có kinh nghiệm liên quan.
Thị trường tiền mã hóa của Việt Nam có tiềm năng to lớn để thúc đẩy nền kinh tế số, nhưng cần một chính sách thử nghiệm cân bằng để quản lý rủi ro và mở ra cơ hội. MiCA và EBRS là những mô hình lý tưởng nhờ thành công đã được chứng minh trong việc thúc đẩy đổi mới, thu hút đầu tư và đảm bảo các mục tiêu giám sát phù hợp với khát vọng của Việt Nam. Khi Việt Nam tiến tới xây dựng khung pháp lý cho tài sản kỹ thuật số theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, những mô hình thử nghiệm này có thể mở đường cho một thị trường tiền mã hóa an toàn, bền vững, minh bạch và đổi mới, đưa Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu về blockchain tại Đông Nam Á.

-
UOB: Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ nguyên lãi suất -
Sacombank triển khai giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng -
Sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên ra mắt, dự kiến hút 5 triệu học sinh tham gia -
USD xuống đáy 6 tháng, tỷ giá giảm nhanh về 25.850 VND/USD -
Giá vàng miếng SJC tăng sốc tiến tới 107 triệu đồng/lượng khi vàng quốc tế tăng mạnh -
MBV giảm mạnh lỗ sau khi chuyển giao bắt buộc cho MB, có thể bán 100% vốn cho nhà đầu tư ngoại -
Sắp tung gói tín dụng nửa triệu tỷ đồng cho cơ sở hạ tầng và công nghệ số
-
Manufacturing Binh Duong 2025: Cơ hội kết nối, đón đầu công nghệ ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.