-
Tiết kiệm chi phí nuôi tôm, đồng hành bảo vệ môi trường với ADVANCE PRO -
Năm 2029, Hoà Phát sẽ sản xuất thép đường ray phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao -
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Không để thủ tục hành chính kém thuận lợi hơn -
KITA Group: Từ đơn vị M&A đến Nhà kiến tạo những dự án “đình đám” -
Nhiều doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng hai con số -
Doanh nghiệp trở lại thị trường: Thước đo mới của môi trường kinh doanh
Theo các chuyên gia, cần quy định rõ trường hợp nào phải đấu thầu, đấu giá để lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất Ảnh: Đ.T |
Đề xuất không chỉ định thầu cấp cứu người bệnh
“Hoạt động cấp cứu là hoạt động thường xuyên của cơ sở khám chữa bệnh. Để được cấp phép hoạt động, cơ sở khám chữa bệnh phải đáp ứng một số điều kiện nhất định về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, vật tư y tế, thuốc, nhân lực tối thiểu để có thể cấp cứu hoặc sơ cứu người bệnh, thì mới được phép hoạt động. Do vậy, để phòng tránh việc lạm dụng chỉ định thầu, nên bỏ trường hợp chỉ định thầu cấp cứu người bệnh”, Luật sư Trần Thị Thanh Ngọc góp ý vào Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi).
Ý kiến này nhận được sự đồng tình của nhiều doanh nghiệp tại Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Chi nhánh TP.HCM phối hợp với Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức cuối tuần qua.
Cùng góp ý về vấn đề chỉ định thầu, ông Hứa Phú Doãn, Phó chủ tịch Hội Thiết bị y tế TP.HCM đề xuất bỏ quy định “gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn thuộc dự án đầu tư có giá gói thầu trong hạn mức không quá 500 triệu đồng” để tránh tiêu cực, vì quy định này không mang lại lợi ích khi đấu thầu.
Ngoài ra, bà Ngọc còn đề nghị bổ sung quy định: chỉ khi có thiên tai, chiến tranh…, thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới được phép chỉ định thầu, do tính chất cấp bách, không thể lường trước được của các tình huống này.
Để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế ở các bệnh viện, do tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ thanh tra, kiểm tra nên không dám đấu thầu, bà Ngọc đề xuất đưa vào Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) quy định: các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thành lập hội đồng mua sắm, trong đó phải có ít nhất 1 thành viên là luật sư hoặc luật gia, để đảm bảo kiểm soát, giám sát quá trình thực hiện đấu thầu đúng quy định pháp luật...
Liên quan đến đấu thầu trong lĩnh vực y tế, bà Trương Thị Tố Hoa, Trưởng ban Pháp chế - Tiểu ban Trang thiết bị y tế và Chẩn đoán thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) góp ý, không nên áp dụng mua sắm tập trung với trang thiết bị y tế.
Lý giải đề xuất này, bà Hoa cho biết, trang thiết bị y tế có nhiều chủng loại, mẫu mã, xuất xứ, tiêu chí kỹ thuật khác nhau. Tổ đấu thầu không nắm rõ các chuyên ngành, chuyên môn kỹ thuật dễ dẫn tới sai sót, đấu thầu không đúng chủng loại theo yêu cầu của bệnh viện...
Cần quy định cụ thể các trường hợp đấu thầu, đấu giá
Góp ý về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất, ông Trần Đại Nghĩa, Ủy viên Hội Pháp luật xây dựng Việt Nam nhấn mạnh, hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hiện nay đã bộc lộ nhiều hạn chế, khi chỉ căn cứ trên chỉ tiêu tài chính để lựa chọn nhà đầu tư. Điều này dẫn đến tình trạng giá đất trúng đấu giá quá cao, gây lũng đoạn thị trường, điển hình như vụ Tân Hoàng Minh trúng đấu giá đất ở Thủ Thiêm (TP.HCM) năm 2022.
Theo ông Nghĩa, cần thống nhất các quy định của Luật Đấu thầu và Luật Đất đai, quy định cụ thể trường hợp nào phải đấu thầu, trường hợp nào phải đấu giá.
Trong đó, nên tập trung vào giải pháp xác định đối tượng phải lựa chọn nhà đầu tư. Ví dụ, dự án có quy mô dưới 20 ha thuộc các trường hợp làm đô thị, nhà ở thương mại dịch vụ thì phải đấu thầu, không phân biệt có được Nhà nước thu hồi đất hay không.
Ông Nghĩa cũng góp ý, cần bổ sung các quy định cụ thể về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án chuyên ngành, như dự án sân golf, giáo dục, khu công nghiệp… Bởi vì hiện nay, các dự án này muốn triển khai thành công cần có cơ chế lựa chọn đặc thù, các văn bản hiện hành chủ yếu áp dụng phù hợp cho dự án đô thị và nhà ở, nếu áp dụng máy móc với các dự án khác, thì sẽ không hiệu quả.
Ngoài ra, theo ông Nghĩa, cần bổ sung các tiêu chí để lựa chọn nhà đầu tư, như hệ số cây xanh, hạ tầng xã hội, tiện ích cư dân…, bởi đô thị càng văn minh, hiện đại, thì vấn đề này càng phải được xem xét như một thành tố quan trọng, ngoài vấn đề giá trị nộp ngân sách nhà nước.
Sau khi lắng nghe ý kiến góp ý của các doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, Phó cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, ý kiến góp ý của các doanh nghiệp sẽ được Ban soạn thảo Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) tiếp thu, xem xét sửa đổi cho phù hợp với thực tế.
“Các quy định đưa vào Dự thảo sẽ được cân nhắc kỹ càng để hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp”, bà Hằng khẳng định.
-
KITA Group: Từ đơn vị M&A đến Nhà kiến tạo những dự án “đình đám” -
Nhiều doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng hai con số -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 15/1/2025 -
Trung tâm thương mại GO! Ninh Thuận chính thức khai trương -
Doanh nghiệp trở lại thị trường: Thước đo mới của môi trường kinh doanh -
Novaland bác tin ông Bùi Thành Nhơn thôi chức Chủ tịch HĐQT -
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM