-
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
BSR chính thức niêm yết HoSE, vốn hóa hơn 66.970 tỷ đồng -
Cổ phiếu công nghệ bứt phá, VN-Index tăng gần 7 điểm -
VNSC by Finhay hoàn tất phân phối 300 tỷ đồng trái phiếu Chứng khoán DNSE -
Giá cổ phiếu BIG trượt dài, trong khi lãnh đạo đồng loạt bán ra
Hà Nội là địa phương có thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn lớn thứ hai cả nước. Ảnh minh họa: Nút giao tại ngã tư Đào Tấn - Liễu Giai (Hà Nội) |
Đối với đề xuất này, Bộ Tài chính lý giải, Luật Ngân sách nhà nước quy định mức dư nợ vay của TP Hà Nội không quá 60% thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp. Sau khi xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2017/NĐ-CP ngày 19/5/2017 quy định một số cơ chế, chính sách tài chính đối với TP Hà Nội, theo đó quy định mức dư nợ vay của TP Hà Nội không quá 70% thu ngân sách TP được hưởng theo phân cấp.
Với quy định này, theo dự toán ngân sách năm 2018 đang trình Quốc hội mức dư nợ vay tối đa của TP năm 2018 là 65.660 tỷ đồng (ước dư nợ vay của TP đến ngày 31/12/2017 khoảng 14.815 tỷ đồng, bằng khoảng 23% mức dư nợ vay cho phép). Nếu nâng mức dư nợ vay lên 90%, tính theo dự toán năm 2018, dư nợ vay tối đa của TP khoảng 84.420 tỷ đồng, tăng 18.760 tỷ đồng so với quy định hiện hành.
Bộ tài chính cũng lý giải, việc quy định tăng giới hạn mức dư nợ vay bảo đảm cho TP Hà Nội có thêm dư địa được vay và phù hợp với bối cảnh thực hiện đẩy mạnh cơ chế cho chính quyền địa phương vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước, thay vì cấp phát như hiện nay.
Dự kiến, trong thời gian tới, TP Hà Nội vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước đã ký Hiệp định để thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm khoảng 22.919 tỷ đồng (trên 1 tỷ USD). Tuy nhiên, việc tăng mức dư nợ vay này được kiểm soát trong giới hạn nợ công cho phép, vì tổng mức vay và bội chi ngân sách của TP Hà Nội hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước do Quốc hội quyết định.
Bên cạnh đó, Dự thảo Nghị định cũng đề xuất bổ sung: Ngân sách TP được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công (sau khi đã trừ kinh phí di dời, xây dựng cơ sở vật chất tại địa điểm mới) do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý trên địa bàn TP Hà Nội (trừ các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh) để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của TP Hà Nội.
Trước đây khoản thu này thuộc trung ương quản lý, ngân sách trung ương hưởng 100%, nay sửa lai tương tự như khoản 9, Điều 5 Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh.
-
VNSC by Finhay hoàn tất phân phối 300 tỷ đồng trái phiếu Chứng khoán DNSE -
Giá cổ phiếu BIG trượt dài, trong khi lãnh đạo đồng loạt bán ra -
MBS: Mảng môi giới sụt giảm, lãi "mỏng" chưa đến 1 tỷ đồng -
Cổ phiếu của Becamex BCE bất ngờ tăng cao khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ -
Kỳ vọng "nổ" nhiều “bom tấn” IPO, 47,5 tỷ USD sẽ đổ vào thị trường khoán -
VIS Rating kỳ vọng điều kiện kinh doanh cải thiện trong năm 2025 -
Thay đổi bộ chỉ số HOSE-Index, nâng chất lượng cho rổ VN30 từ tháng 3/2025
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land