Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Đề xuất thanh lý hợp đồng BOT với nhà đầu tư tuyến tránh thị xã Cai Lậy
Anh Minh - 18/12/2021 10:58
 
Đây là một trong hai phương án xử lý vướng mắc tại Dự án tuyến tránh Quốc lộ 1 và tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Hình ảnh mặt đường tuyến tránh Cai Lậy xuống cấp được VTC
Hình ảnh mặt đường tuyến tránh Cai Lậy xuống cấp được VTCNew phản ánh hôm 25/11/2021

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ GTVT đề xuất phương án thực hiện công tác quản lý bảo trì và đảm bảo an toàn giao thông tại Dự án BOT đầu tư xây dựng công trình tuyến tránh Quốc lộ 1 và tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang  (Dự án BOT) trong thời gian đang tạm dừng thu phí.

Theo đó, trong thời gian chờ Bộ GTVT và các đơn vị có liên quan đang giải quyết các tồn tại và nhà đầu tư chưa được thu phí trở lại, Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị 2 phương án để giải quyết dứt điểm tình trạng Dự án BOT không được quản lý, bảo trì theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và yêu cầu kỹ thuật, tránh tình trạng công trình hư hỏng ngày càng nặng, nguy cơ mất an toàn giao thông cao.

Cụ thể, với phương án 1, Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị tạm thời thu hồi toàn bộ các đoạn tuyến thuộc Dự án BOT này và giao cho Cục Quản lý đường bộ IV tổ chức khai thác, quản lý, bảo trì nhằm đảm bảo lưu thông thông suốt, êm thuận và an toàn. Cục Quản lý đường bộ IV sẽ bàn giao lại toàn bộ các đoạn tuyến thuộc Dự án BOT cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dựán khi Dự án BOT đủ điều kiện được thu phí trở lại.

Với phương án 2, Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Chính phủ cho thực hiện các thủ tục thanh lý hợp đồng BOT với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án; thu hồi lại toàn bộ Dự án BOT để Nhà nước tổ chức quản lý, khai thác.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, thời gian vừa qua, nhiều cơ quan báo chí, UBND tỉnh Tiền Giang, Ban An toàn giao thông tỉnh Tiền Giang, Cục Quản lý đường bộ IV và cử tri, nhân dân tỉnh Tiền Giang đã phản ánh đến về Dự án BOT còn: ''tồn tại nhiều hư hỏng nghiêm trọng, mặt đường xuất hiện ổ gà, sình lún, đọng nước, san gạt lề đường chưa được thực hiện, một số biển báo, cọc tiêu bị nghiêng ngả, xiêu vẹo chưa được sửa chữa... nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao.

Theo UBND tỉnh Tiền Giang, tình hình tai nạn giao thông trên tuyến Quốc lộ 1 và tuyến tránh thị xã Cai Lậy diễn biến phức tạp, từ đầu năm đến nay trên Quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn tỉnh Tiền Giang xảy ra 133 vụ, chết 53 người, bị thương 79 người; tuyến tránh thị xã Cai Lậy xảy ra 5 vụ, chết 2 người, bị thương 5 người.

Trong thời gian Dự án BOT tạm dừng thu phí vừa qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có rất nhiều văn bản đôn đốc, nhắc nhở và yêu cầu nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trên cần phải nghiêm túc tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo trì theo quy định của pháp luật và Hợp đồng BOT,đảm bảo chất lượng công trình và an toàn giao thông cho đến khi chấm dứt Hợp đồng, chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bất chấp sức ép từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đến nay nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án vẫn chưa thực hiện đầy đủ công tác quản lý, bảo trì của Dự án BOT theo quy định, gây nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao và bức xúc trong dư luận xã hội; tiến độ việc xây dựng Trạm thu phí mới trên Tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy rất chậm và chưa đảm bảo chất lượng, an toàn giao thông…

Tổng cục Đường bộ Việt Nam thừa nhận, với tình hình Dự án BOT trên còn rất nhiều nội dung vướng mắc chưa được tháo gỡ, nhiều nội dung tồn tại vượt quá thẩm quyền giải quyết của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thì tình hình tài chính, năng lực tổ chức hoạt động của Dự án BOT cũng đang trong tình trạng rất khó khăn.

Dự án BOT được đưa vào sử dụng từ tháng 6/2017 đến nay đã đến thời hạn cần phải bố trí lượng kinh phí lớn để sửa chữa trung tu, sửa chữa khắc phục nhiều hư hỏng,xuống cấp do yêu cầu kỹ thuật và một thời gian dài không được bảo trì đầy đủ.

Mặt khác, việc chủ động sửa chữa các hư hỏng nặng nhằm đảm bảo an toàn giao thông của Cục Quản lý đường bộ IV cũng gặp các vấn đề khó khănv ề nguồn thanh toán, quyết toán chi phí (tính đến thời điểm ngày 10/12/2021, khối lượng sửa chữa bảo trì do Cục Quản lý đường bộ IV thực hiện trên tuyến đã là hơn 10 tỷ đồng, nhưng chưa có nguồn thanh toán).

Cần phải nói thêm rằng, sau hơn 4 năm đưa vào khai thác, đến thời điểm này, Dự án BOT Cai Lậy có tổng mức đầu tư gần 1.400 tỷ đồng vẫn chưa được thu phí hoàn vốn trở lại đã đẩy nhà đầu tư vào cảnh sức cùng, lực kiệt về tài chính.

Được biết, việc xử lý các vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, trong đó nổi cộm là Dự án BOT Cai Lậy từng được Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức nhiều phiên họp và chỉ đạo các giải pháp nhằm xử lý triệt để bất cập. Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ GTVT đã phối hợp các địa phương, các bộ, ngành để xử lý nhưng chưa thể giải quyết dứt điểm do nhiều vấn đề nằm ngoài thẩm quyền của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Do vậy, trên cơ sở kiến nghị của Bộ GTVT, Thường trực Chính phủ đã họp ngày 25/11/2020 và Thủ tướng Chính phủ đã kết luận (Thông báo số 150/TB-VPCP ngày 2/12/2020), trong đó nhấn mạnh: “Về đề nghị bố trí một phần ngân sách của Bộ GTVT trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để xử lý đối với các dự án BOT bị ảnh hưởng bởi chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, dự án (trạm thu phí) có yêu cầu cấp thiết về bảo đảm trật tự, an toàn xã hội: Bộ GTVT chủ trì, cùng với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an... rà soát, đánh giá kỹ từng dự án, đề xuất phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định”.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, đến đầu tháng 7/2021, Bộ GTVT đã cơ bản hoàn tất việc rà soát toàn bộ các dự án BOT/trạm thu phí để đề xuất, kiến nghị phương án xử lý và tổ chức xin ý kiến các bộ, ngành.

Quan điểm của Bộ GTVT là cần áp dụng giải pháp không thu tiền trực tiếp từ người dân, xóa bỏ trạm thu phí và Nhà nước bố trí vốn hoàn trả cho doanh nghiệp BOT. Trong trường hợp không đưa được vào kế hoạch đầu tư công trung hạn có thể cân nhắc sử dụng nguồn từ Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023 và hoàn trả sớm, có thể thực hiện ngay trong năm 2021/2022.

Bộ GTVT đề xuất dùng 9.427 tỷ đồng để mua lại 7 dự án BOT giao thông
Việc mua lại một số dự án BOT không thể thu phí hoặc đã thu phí nhưng không nhận được sự đồng thuận của người dân sẽ lấy nguồn từ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư