
-
Thái Bình: Hơn 500 vận động viên khởi động “BIDV Run - Vì cuộc sống xanh”
-
Chung kết Thử thách giải bài toán thực tế của doanh nghiệp đậm chất Gen Z
-
Khai mạc Đường sách Hải Phòng năm 2025
-
Vietnam Airlines khai trương nhà ga T3 Tân Sơn Nhất bằng chuyến bay đặc biệt
-
Festival Phở năm 2025: Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số -
Samsung khởi động cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI hiểu tiếng Việt, tôn vinh du lịch Việt”
Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất hai phương án bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần.
Phương án 1: Dự kiến người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2025 không được nhận BHXH một lần.
Trong đó, phương án 1 quy định quyền nhận bảo hiểm xã hội một lần đối với hai nhóm:
Nhóm 1: với người lao động đã tham gia trước khi Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc, có nhu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Về bản chất, quy định này kế thừa nghị quyết 93 của Quốc hội cho phép người lao động được lựa chọn giữa bảo lưu thời gian tham gia để hưởng hưu hoặc nhận bảo hiểm xã hội 1 lần nếu có nhu cầu.
Song khác biệt là nếu người lao động lựa chọn bảo lưu, không nhận bảo hiểm xã hội một lần sẽ được hưởng thêm 5 quyền lợi.
Trường hợp người lao động đã lựa chọn nhận bảo hiểm xã hội một lần không được nhận các quyền lợi bổ sung nêu trên.
Nhóm 2: với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ khi luật sửa đổi có hiệu lực trở đi (dự kiến 1-1-2025) không được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Trừ các trường hợp đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc mắc một trong các bệnh nguy hiểm tính mạng.
Về ưu điểm phương án dần từng bước khắc phục được tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần thời gian qua.
Theo dữ liệu thống kê giải quyết thời gian qua với phương án này, trong những năm đầu số người hưởng không giảm nhiều nhưng các năm sau giảm càng nhiều.
Từ năm thứ 5 trở đi sẽ giảm nhanh, có thể giảm quá nửa số người hưởng so với giai đoạn qua.
Trong ngắn hạn, phương án này không giúp duy trì, gia tăng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bằng so với phương án 2 nhưng dài hạn tối ưu hơn.
Do quy định này không ảnh hưởng tới những người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội nên cơ bản sẽ ít khả năng gặp phản ứng.
Về nhược điểm, do chỉ áp dụng với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày luật này có hiệu lực nên với hơn 17,5 triệu lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội vẫn có quyền chọn hưởng một lần.
Do vậy, số người hưởng không giảm nhiều, đặc biệt trong những năm đầu sau khi luật mới có hiệu lực. Đồng thời tạo sự so sánh giữa những người lao động tham gia trước và sau khi luật này có hiệu lực trong việc hưởng.
![]() |
(Ảnh minh hoạ) |
Phương án 2: Đối với phương án 2, đề xuất sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu sẽ được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Ưu điểm của phương án này đảm bảo đúng tinh thần nghị quyết 28 của trung ương, hài hòa quyền lợi người lao động và chính sách an sinh xã hội lâu dài.
Mặc dù số lượt người hưởng bảo hiểm xã hội một lần có thể không giảm nhiều nhưng khi người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần sẽ không hoàn toàn ra khỏi hệ thống do vẫn bảo lưu một phần thời gian đóng còn lại (không ảnh hưởng số người tham gia).
Song nhược điểm chưa giải quyết triệt để việc rút bảo hiểm xã hội một lần theo luật và thông lệ quốc tế. Người lao động không được giải quyết hưởng trên toàn bộ thời gian đóng nên có cảm giác giảm quyền lợi.
Đồng thời có thể xuất hiện tình trạng gia tăng người lao động đề nghị hưởng trước khi luật có hiệu lực thi hành.
Do đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp nên cơ quan soạn thảo đề xuất Chính phủ báo cáo xin ý kiến Quốc hội cả 2 phương án.
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, giai đoạn 2016 - 2022 cả nước có 4,85 triệu người đã rút bảo hiểm xã hội một lần.
Trong số này, 1,3 triệu người quay lại hệ thống, tiếp tục đi làm và đóng; gần 3,55 triệu người chưa quay trở lại; 907.000 lao động từng rút hai lượt; hơn 61.000 người rút ba lượt.
6 tháng đầu năm 2023 ghi nhận trên 665.000 người rút, bình quân hơn 110.000 người/tháng.

-
Khai mạc Đường sách Hải Phòng năm 2025 -
Festival Phở năm 2025: Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số -
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương chốt phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã -
Samsung khởi động cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI hiểu tiếng Việt, tôn vinh du lịch Việt” -
Hà Nội tạm dừng tất cả các dự án trụ sở chưa khởi công -
Hình ảnh những "bông hồng" tập luyện chuẩn bị tham gia diễu binh, diễu hành đại lễ 30/4 -
Hà Nội hoàn thành 8/8 chỉ tiêu về đích nông thôn mới
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura
-
Tiên phong ứng dụng công nghệ mới, Meey Group tiếp tục chinh phục giải Sao Khuê 2025
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025