
-
Bộ Y tế yêu cầu gấp rút hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử trong tháng 9/2025
-
Cảnh báo sự nguy hiểm của viêm màng não mô cầu
-
Hà Nội công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm về an toàn thực phẩm
-
Cảnh giác với thực phẩm chức năng chứa chất cấm
-
Khách quốc tế đến Việt Nam và mang theo thuốc lá mới sẽ bị xử trí ra sao? -
Tin mới y tế ngày 4/4: Theo dõi chặt chẽ các ca bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga
Báo cáo của Công ty cho biết, hiện nay Công ty đang triển khai theo đề cương nghiên cứu, pha 3 được thử nghiệm trên 13.000 người, chia làm 2 giai đoạn nhỏ (3a: 1.000 người và 3b: 12.000 người).
![]() |
Hôm nay đã có 1,8 triệu liều AstraZeneca về Việt Nam. |
Kết quả D42 của 1.000 người pha 3a được thu thập cho thấy: 100% đối tượng được tiêm Nanocovax có kháng thể trung hòa Surrogate trên ngưỡng 30%; 99,2% đối tượng chuyển đổi huyết thanh của kháng thể IgG kháng Protein S gấp 4 lần so với nền.
Song song với việc xin cấp phép sử dụng khẩn cấp có điều kiện, Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen kiến nghị Bộ Y tế, Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu Y sinh học Quốc gia xem xét việc triển khai nghiên cứu giai đoạn 3c (tiêm cho khoảng 500.000 - 1.000.000 người).
Sau khi nghe báo cáo của doanh nghiệp, GS.TS Trần Văn Thuấn khẳng định, Bộ Y tế rất mong sớm có vắc-xin tự sản xuất trong nước để bảo vệ người dân, để chúng ta chủ động hơn, giảm sự lệ thuộc về vắc-xin nhập khẩu.
“Có tín hiệu mừng, vui là vắc xin an toàn và có tính sinh miễn dịch tương đối cao. Tuy nhiên, chúng ta chưa có dữ liệu chắc chắn bảo vệ của vắc xin đến đâu, chúng ta cần chờ thêm thời gian và kết quả nghiên cứu”, GS. Thuấn nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, cơ quan này luôn ủng hộ, mong muốn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các công ty, cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất vắc-xin phòng chống Covid-19 vì vậy, đã huy động nhiều nhà khoa học đầu ngành của đất nước tham gia vào đánh giá, nghiên cứu và thẩm định.
Bộ Y tế đề nghị Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen, trước ngày 15/8/2021 phải gửi báo cáo dữ liệu nghiên cứu pha 2 và bước đầu pha 3, từ đó Bộ Y tế có số liệu gửi Hội đồng đạo đức và Hội đồng cấp phép của Bộ Y tế xem xét cấp phép trong tình trạng khẩn cấp.
Về vắc-xin nhập khẩu, hôm nay ngày 2/8, Việt Nam đã tiếp nhận thêm 1.188.000 liều vắc-xin Covid-19 Astrazeneca từ Cơ chế COVAX, nâng tổng số vắc-xin Covid-19 hỗ trợ cho Việt Nam lên 8.681.300 liều.
Trong số 8.681.300 liều vắc-xin do Cơ chế COVAX hỗ trợ Việt Nam, có 5.000.100 liều vắc-xin Moderna do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ và 3.681.200 liều AstraZeneca.
Đến nay, Việt Nam đã triển khai tiêm hơn 6,4 triệu liều vắc-xin Covid-19, trong đó có 659,064 người đã được tiêm liều thứ hai.
Nguồn vắc-xin bổ sung sẽ giúp Bộ Y tế mở rộng độ bao phủ tiêm chủng và tiếp cận nhiều người hơn trong các nhóm đối tượng ưu tiên, từ đó góp phần giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tiêm phòng cho hơn 70% dân số đến cuối quý I năm 2022.
Được biết, tính tới 2/8/2021 Việt Nam đã tiếp nhận 17,6 triệu liều vắc-xin, trong đó Astrazeneca là 11,1 triệu liều, Moderna, 5 triệu liều; Sinopharm 1,5 triệu liều; Sputnik-V, 1.000 liều và Pfizer là 97.110 liều.
Về nguồn cung vắc-xin theo Bộ Y tế, hơn 124 triệu liều vắc xin từ các nguồn khác nhau cam kết cung ứng cho Việt Nam tới cuối 2021 (Cục Y tế dự phòng ngày 14/7/2021), trong đó, COVAX Facility: 38,9 triệu liều; Pfizer: 31 triệu liều; AstraZeneca: 30 triệu liều; Sputnik-V: 20 triệu liều; vắc-xin do các nước hỗ trợ 3,5 triệu liều.
Tập đoàn T&T mua 40 triệu liều và sẽ hỗ trợ miễn phí cho Bộ Y tế 20 triệu liều vắc-xin Sputnik V;
20 triệu liều vắc-xin để tiêm chủng cho trẻ em từ 12 -18 tuổi được Pfizer cam kết cung ứng trong quý IV/2021, nâng tổng số liều vắc-xin Pfizer cung cấp là 51 triệu liều, trong đó 47 triệu liều cung ứng trong quý IV/2021 khoảng 47 triệu liều.
5 triệu liều vắc-xin Vero Cell của Sinopharm do Công ty Sapharco mua và nhập khẩu dưới sự ủy quyền của UBND TP.HCM.
Từ các thỏa thuận đã ký, cam kết và đang đang đàm phán, có khả năng ký dự kiến trong năm 2021 và đầu năm 2022 sẽ có khoảng 175 triệu liều vắc-xin Covid-19.
Được biết, Việt Nam triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 cao điểm từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022, với mục tiêu trong năm 2021: 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Đến hết quý I/2022: Trên 70% dân số được tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

-
Cảnh giác với thực phẩm chức năng chứa chất cấm -
Khách quốc tế đến Việt Nam và mang theo thuốc lá mới sẽ bị xử trí ra sao? -
“Bỏ túi” cách bảo vệ sức khỏe tiết kiệm mà hiệu quả nhất dành cho gia đình 6 người -
Tin mới y tế ngày 4/4: Theo dõi chặt chẽ các ca bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga -
Bộ trưởng Y tế: Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát triển -
Tin mới y tế ngày 3/4: Bạo hành nhân viên y tế là hành vi đáng bị lên án -
Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người thông báo xét tuyển viên chức
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort