Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Đề xuất tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%
Nguyễn Lê - 27/09/2023 11:41
 
Ủy ban Kinh tế thẩm tra tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
.
Phiên họp sáng 27/9 của Uỷ ban Kinh tế Quốc hội.

Do nguồn lực còn lại lớn, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để báo cáo Quốc hội cho phép tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Nội dung trên được nêu tại báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, được  Uỷ ban kinh tế thẩm tra trong phiên họp toàn thể sáng 27/9.

Đã giải ngân các chính sách hỗ trợ đạt khoảng 95,7 nghìn tỷ đồng

Báo cáo tóm tắt nội dung trên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đạt kết quả đáng ghi nhận, tính đến hết tháng 9/2023 đã giải ngân các chính sách hỗ trợ đạt khoảng 95,7 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, một số chính sách đã hết thời gian thực hiện hoặc sử dụng hết nguồn lực, một số chính sách có nguồn lực lớn nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Chương trình còn chậm, có khả năng không thực hiện được các mục tiêu đã đề ra của chính sách.

Về chính sách đầu tư công và đầu tư phát triển khác, Thứ trưởng nêu kết quả đã xây dựng danh mục và mức vốn bố trí cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công và các nguyên tắc, tiêu chí, đối tượng bố trí vốn.

Đã khẩn trương, hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn Chương trình trong thời gian ngắn, kể cả các dự án quan trọng quốc gia, quy mô lớn cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, địa phương.

Đã phân bổ chi tiết vốn Chương trình trong kế hoạch các năm 2022, 2023 gần 154 nghìn tỷ đồng, góp phần đẩy nhanh việc khởi công xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đường cao tốc, cầu khẩu độ lớn... Thứ trưởng báo cáo.

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu một số khó khăn, vướng mắc, như việc hoàn thiện thủ tục đầu tư, phân bổ, giao kế hoạch vốn cho một số nhiệm vụ, dự án còn chậm, có khả năng không giải ngân hết kế hoạch vốn của Chương trình trong thời gian quy định. Một số dự án không hoàn thiện thủ tục đầu tư theo đúng thời hạn không được tiếp tục phân bổ nguồn vốn Chương trình.

Việc phân bổ và giải ngân nguồn vốn của Chương trình cho các nhiệm vụ, dự án còn chậm, tạo áp lực giải ngân lớn, nhất là trong kê hoạch năm 2023, Thứ trưởng báo cáo.

Kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển

Tại báo cáo đầy đủ, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định 2 nội dung.

Một là điều chuyền nguồn lực thực hiện các chính sách tín dụng ưụ đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội: Giảm 16.100 tỷ đồng kế hoạch vốn bố trí để thực hiện 4 chính sách cho vay ưu đãi.

Trong đó, giảm 6.000 tỷ đồng kế hoạch vốn thực hiện chính sách cho vay nhà ở chính sách xã hội, giảm 2.160 tỷ đồng kế hoạch vốn thực hiện chính sách cho vay học sinh, sinh viên mua máy tính và thiết bị học tập trực tuyến; giảm 6.700 tỷ đồng kế hoạch vốn thực hiện cho vay phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm 1.240 tỷ đồng cho vay các cơ sờ giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập để bổ sung 16.100 tỷ đồng kế hoạch vốn cho chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mờ rộng việc làm (dự kiến đáp ứng nhu cầu vay vốn cho thêm hơn 330 nghìn hộ gia đình và hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho khoảng 345 nghìn lao động).

Hai là cắt giảm kế hoạch vốn của Chương trình, không triển khai một số dự án của Bộ Lạo động-Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giảm toàn bộ số vốn của Chương trình đã bố trí cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội của 5 dự án là 950 tỳ đồng và cho phép không thực hiện các dự án này.

Giảm số vốn của Chương trình đã bố trí cho Bộ Giáo dục và Đào tạo là 271,028 tỷ đồng, trong đó: giảm toàn bộ 150 tỷ đồng của Dự án Nâng cao năng lực quản trị điều hành và tô chức chuyên đôi sô trong dạy học trong cơ sờ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và cho phép không thực hiện dự án, giàm 121,028 tỳ đồng của Dự án Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đồi số trong dạy, học tại các cơ sờ giáo dục đại học (từ 430 tỷ đồng còn 308,972 tỷ đồng).

Thứ trưởng cũng báo cáo hai nội dung trình ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định hai vấn đề.

Thứ nhất là tiếp tục triền khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% chọ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị quyết số 43/2022/QH15. Đối với số vốn không thực hiện hết khi kết thúc thời gian thực hiện chính sách (dự kiến 38.592 tỷ đồng), trình Quốc hội hủy dự toán, kê hoạch vốn, không huy động nguồn lực, không làm tăng bội chi.

Đề xuất cuối cùng là cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Chương trình đến hết năm 2025. Giao Chính phủ rà soát, xác định rõ số vốn cần kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân của từng dự án, trên cơ sở đó báo cáo ủy ban Thường vụ Quôc hội xem xét, quyết định.

Gói hỗ trợ lãi suất mới giải ngân được 1,7%
Đến hết tháng 7/2023, các ngân hàng thương mại mới thực hiện hỗ trợ lãi suất khoảng 681 tỷ đồng, tức mới giải ngân được khoảng 1,7%...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư