
-
Tăng trưởng lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc giảm tốc
-
Sập tua-bin gió của Windey Energy Technology Group gây thương vong ở Trung Quốc
-
Goldman Sachs: Kinh tế thế giới năm 2024 sẽ tăng trưởng vượt dự báo
-
Quan chức Mỹ - Trung nhất trí tăng cường liên lạc, hợp tác kinh tế
-
Ngân hàng lớn nhất thế giới bị tấn công mạng, phải giao dịch bằng USB -
Giá dầu xuống mức thấp nhất 3 tháng qua
![]() |
Tập đoàn hàng không IAG - công ty mẹ của British Airways - báo lỗ trước thuế 2,7 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021. Ảnh: AFP |
Lý giải cho dự báo trên, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết sức phục hồi của các hãng hàng không từ đại dịch Covid-19 vẫn còn chậm.
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế cho rằng mức lỗ năm 2021 của ngành hàng không thế giới sẽ cao hơn nhiều so với con số 47,7 tỷ USD được đưa rao vào tháng 4/2021, lên mức 51,8 tỷ USD. Tổ chức này đang đại diện cho gần 300 hãng hàng không, chiếm hơn 80% lưu lượng hàng không toàn cầu.
Năm 2020, mức lỗ ròng của ngành hàng không thế giới lên tới 137,7 tỷ USD, bỏ xa mức dự đoán 126,4 tỷ USD của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế. Con số này nâng tổng lỗ ròng của ngành hàng không thế giới lên hơn 200 tỷ USD từ khi đại dịch xuất hiện.
Đơn cử, Tập đoàn hàng không lớn thứ ba thế giới IAG - công ty mẹ của British Airways - lỗ nặng trong 18 tháng qua do đại dịch. Riêng nửa đầu năm 2021, IAG báo lỗ trước thuế 2,3 tỷ EUR (tương đương 2,7 tỷ USD) do nhu cầu đi lại bằng đường hàng không vẫn ở mức thấp. Trong đó, British Airways "góp sức" nhiều nhất vào mức lỗ của IAG, do các tuyến bay xuyên Đại Tây Dương - vốn là "con gà đẻ trứng vàng" của hãng hàng không này - đã bị đứt đoạn thời dịch.
Trong khi công ty mẹ của British Airways đang gượng dậy từ khoản lỗ nặng, thì hai hãng bay đối thủ Ryanair và EasyJet ước tính phục hồi từ 60 - 80% lượng hành khách so với trước đại dịch ngay trong quý III này, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 45% của IAG.
"Chúng ta đã đi qua điểm tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng", ông Willie Walsh, Tổng giám đốc Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế nêu tại cuộc họp thường niên 2021 diễn ra tại Boston (Mỹ). Đây là cuộc họp thường niên trực tiếp đầu tiên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế kể từ tháng 6/2019.
Đại diện Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế cho rằng: "Trong lúc tình hình vẫn khó khăn, nhưng con đường phục hồi vẫn sẽ ló rạng".
Thế nhưng, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế dự báo, phải đến năm 2023 ngành hàng không thế giới sẽ có lãi với một kịch bản rằng tổng lượng khách di chuyển bằng đường hàng không sẽ tăng lên 3,4 tỷ người vào năm 2022, từ mức 2,3 tỷ trong năm nay.
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế cho rằng việc gỡ bỏ các biện pháp hạn chế di chuyển trên thế giới sẽ giúp lượng khách đặt vé máy bay tăng lên. Tuy nhiên, mối lo ngại hiện nay là chưa có sự thống nhất và đồng bộ giữa các quốc gia về hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19, từ khẩu xét nghiệm đến triển khai tiêm vaccine.
Tháng trước, chính quyền Mỹ cho biết nước này dự kiến gỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với du khách quốc tế vào tháng 11 tới, tuy nhiên thời điểm cụ thể ra sao thì vẫn chưa được ấn định.

-
Ngành hàng không toàn cầu nhất trí mục tiêu giảm 5% khí thải vào năm 2030 -
Hai thành viên OPEC+ dự định tăng sản lượng dầu mỏ -
Nhật Bản: Lạm phát tăng, dồn áp lực lên Ngân hàng Trung ương -
HSBC xin lỗi vì sự cố ngân hàng trực tuyến -
Nga tạm thời cấm xuất khẩu lúa mỳ cứng để đảm bảo an ninh lương thực -
Nhà đầu tư Nga mạnh tay chi tiền mua bất động sản tại EU -
Pakistan nộp đơn xin gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS)
-
Acecook Việt Nam đi đầu trong ngành hàng về cải tiến sản phẩm giảm nhựa
-
Dai-ichi Life Việt Nam được trao Chứng nhận về đóng góp bảo vệ môi trường và thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững
-
BUV công bố các Chương trình đào tạo mới từ Anh Quốc và Quỹ học bổng 2024 trị giá 87 tỷ đồng
-
Noventiq ra mắt công cụ AI thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh cho doanh nghiệp
-
Bà Rịa-Vũng Tàu: Lợi thế phát triển công nghiệp khi sở hữu cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
-
Tiếp cận chất lượng và lâm sàng xuất sắc để chăm sóc tốt sức khỏe người dân