Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Đến năm 2025, 100% nguồn rác tại Đà Nẵng sẽ được phân loại?
Việt Hương - 27/08/2019 19:30
 
Thành phố Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch thực hiện về việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố. Kế hoạch này nằm trong Nghị quyết 204/NQ-HĐND 19/12/2018 của thành phố Đà Nẵng ban hành trước đó.

Theo đó, kế hoạch của Đà Nẵng sẻ đặt mục tiêu đến năm 2025, tất cả các phường, xã tổ chức phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình; 100% khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ quan, tổ chức thực hiện phân loại rác thải tại nguồn; kế hoạch nhằm tăng cường năng lực quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt, nâng cao chất lượng công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng, cho hay hiện tại, bãi rác Khánh Sơn đang chứa tổng cộng 3,2 triệu tấn rác. Bình quân một ngày, toàn TP có 1.100 tấn rác, chưa tính rác thải y tế, công nghiệp. Nếu không có giải pháp đến tháng 9-2019, bãi rác sẽ hết chỗ chứa.
Ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng, cho hay hiện tại, bãi rác Khánh Sơn đang chứa tổng cộng 3,2 triệu tấn rác. Bình quân một ngày, toàn thành phố có 1.100 tấn rác, chưa tính rác thải y tế, công nghiệp. Nếu không có giải pháp mới bãi rác này sẽ hết chỗ chứa trong những tháng cuối năm 2019.

Theo Văn phòng UBND TP Đà Nẵng, trong việc triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, kế hoạch đặt mục tiêu đến năm 2025, tất cả các phường, xã tổ chức phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình; 100% khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ quan, tổ chức thực hiện phân loại rác thải tại nguồn; tỷ lệ về chất thải rắn sinh hoạt tái chế, tái sử dụng đạt ít nhất 12% vào năm 2020 và 15% vào năm 2025.

Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đặt mục tiêu 95% tổng lượng rác thải phát sinh được thu gom và xử lý; đảm bảo tất cả các khu dân cư, khu đô thị có điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải được quy hoạch, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; đáp ứng về phương tiện thu gom, vận chuyển, không để rơi vãi tại điểm tập kết và trên đường vận chuyển.

Đối với công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phấn đấu đến năm 2020, thành phố dừng hoạt động chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh tại bãi chôn lấp; đầu tư xây dựng mới nhà máy xử lý chất thải rắn và nâng cấp các công trình đảm bảo xử lý triệt để các nguồn thải phát sinh từ bãi chôn lấp rác Khánh Sơn, quận Liên Chiểu. Đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn có tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 25%.

Trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt, vệ sinh nơi công cộng, kế hoạch đặt mục tiêu chấm dứt tình trạng rác thải tự phát, gây ô nhiễm môi trường tại các khu vực công cộng, gây mất mỹ quan khu dân cư, đô thị; huy động doanh nghiệp, cộng đồng tham gia công tác vệ sinh môi trường, giữ gìn mỹ quan tại khu vực hoạt động sản xuất, kinh doanh và lưu trú.

Dự kiến, tổng kinh phí các dự án đầu tư cho kế hoạch xử lý chất thải rắn sinh hoạt khoảng 8.500 tỷ đồng, trong đó, ngân sách đầu tư của thành phố trên 1.900 tỷ đồng, ngân sách đầu tư của doanh nghiệp 6.600 tỷ đồng.

Được biết, tốc độ dân số tăng trưởng nhanh, kéo theo lượng rác thải sinh hoạt đổ ra ngày càng nhiều đang gây nên tình trạng quá tải cho bãi rác Khánh Sơn. Sau khi hết diện tích đất chôn lấp, việc tìm một giải pháp căn cơ để xử lý rác thải trong thời gian tới vẫn còn là bài toán nan giải cho thành phố hiện nay. 

Theo Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng cho biết, mỗi ngày người dân trên toàn thành phố thải ra khoảng 1.000 tấn rác sinh hoạt. Lượng rác thải này không chỉ gây áp lực cho bãi rác Khánh Sơn mà còn là gánh nặng đối với công nhân môi trường, nhất là việc thu gom rác thải trong các kiệt, hẻm nhỏ ở nội thành.

Theo thống kê từ các xí nghiệp môi trường các quận trung tâm thành phố, mỗi ngày quận Hải Châu thải 210 tấn rác, trong đó có 150 tấn rác thải thu gom từ kiệt, hẻm; quận Thanh Khê có 160 tấn rác thì có 130 tấn rác thải từ kiệt, hẻm. Trong khi đó, lượng rác thải của các quận lân cận cũng tăng cao do lượng khách du lịch đổ về ngày càng tăng, cụ thể quận Sơn Trà có 160 tấn rác thải/ngày, quận Ngũ Hành Sơn có 90 tấn rác thải/ngày.

Để thu gom lượng rác thải trong các kiệt, hẻm, Công ty CP Môi trường đô thị phải huy động 242 công nhân sử dụng phương tiện thô sơ vào tận sâu trong các kiệt, hẻm để vận chuyển rác ra ngoài đường. Điều này cũng hình thành hơn 450 điểm tập kết thùng rác ở ngoài đường chờ xe nâng rác đến lấy, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt, quãng đường vận chuyển rác ở địa bàn quận Sơn Trà lên bãi rác Khánh Sơn mất 50km cả đi lẫn về do phải vòng lên cầu Tuyên Sơn. Trong khi đó, các khu dân cư mới ở Hòa Xuân (Cẩm Lệ) và quận Liên Chiểu có nhà cửa thưa thớt nên công ty phải tự tổ chức dọn cho người dân là chính. Còn đối với huyện Hòa Vang, công ty hỗ trợ đưa xe đến vận chuyển nhờ huyện đã lập được mạng lưới thu, gom rác ở dưới cơ sở.

Đặc biệt, sau gần 25 năm tồn tại, bãi rác Khánh Sơn đã thành núi rác khổng lồ. Nhiều năm qua, người dân phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu) luôn gánh chịu ô nhiễm nặng nề, đỉnh điểm là vào năm 2015, khiến người dân ra đường chặn xe, không cho chở rác vào bãi rác Khánh Sơn và gần đây là tháng 7/2019 cũng diễn ra tình trạng người dân phản đối bãi rác này thu nhận thêm rác thải.

Hiện nay tình trạng ô nhiễm ở đây đã giảm nhiều hơn trước nhưng vấn đề quá tải vẫn còn là bài toán nan giải đối với thành phố khi lượng rác thải ngày càng gia tăng…

Đà Nẵng xây dựng lại phương án giải tỏa dự án cao tốc La Sơn - Túy Loan
Ngày 16/8, UBND TP Đà Nẵng có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải về việc tháo gỡ vướng mắc trong công tác đền bù giải tỏa dự...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư