
-
Nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng chuẩn bị chạy tin cậy 72 giờ
-
Nên có chính sách riêng hỗ trợ doanh nghiệp lớn?
-
KCN Cầu cảng Phước Đông - Điểm sáng kinh tế Long An
-
Thông tin mới về việc Campuchia sẽ kiểm tra mỳ ăn liền nhập từ Việt Nam
-
Bình Dương tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp -
TKV đẩy mạnh sản xuất, giữ vững đà tăng trưởng
![]() |
Hàng dệt may, đồ gỗ, đồ chơi xuất khẩu vào EU phải kiểm soát hóa chất theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. |
Thụy Điển và 7 quốc gia châu Âu khác là Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Luxemburg, Na Uy, Tây Ban Nha, và Áo đã ký thư kêu gọi Uỷ ban châu Âu (EC) ấn định thời gian các hoá chất nguy hiểm phải được loại bỏ dần khỏi các sản phẩm tiêu dùng.
Thông tin này vừa được Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển xác nhận.
Thụy Điển và các quốc gia này nhấn mạnh rằng các sản phẩm như đồ dùng trẻ em, đồ chơi, mỹ phẩm, đồ nội thất, và quần áo hiện vẫn được phép chứa các hoá chất có thể gây hại cho sức khoẻ, đặc biệt là thai nhi và trẻ em.
Do đó, đề xuất về các quy định mới liên quan đến kiểm soát hoá chất mà Uỷ ban dự định đưa ra vào đầu năm 2023 phải có lệnh cấm rộng rãi đối với các chất này để đảm bảo sự bảo vệ đầy đủ nhất.
Các nước này cũng đề xuất trao cho các quốc gia thành viên quyền mở rộng để thực hiện các biện pháp ở cấp độ EU nhằm chống lại các chất độc hại.
Với sự thúc đẩy của Thụy Điển và các quốc gia thành viên khác, dự kiến thời hạn loại bỏ các chất nguy hiểm trong một số sản phẩm tiêu dùng sẽ được đưa vào quy định mới liên quan đến kiểm soát hóa chất dự kiến được thông qua trong đầu năm tới, tức năm 2023.
“Các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu vào các nước Bắc Âu nói riêng và EU nói chung cần lưu ý để có sự điều chỉnh hợp lý”, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển nêu rõ.
Cùng lúc, 5 quốc gia Bắc Âu là Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch và Phần Lan cũng đưa ra quy định mới về nhãn sinh thái Bắc Âu đối với hàng dệt may nhập khẩu. Nhãn sinh thái Bắc Âu dựa trên các tiêu chí của Chiến lược dệt may của EU.
Cơ quan nhãn sinh thái Bắc Âu hiện đưa ra các yêu cầu tham vọng hơn đối với các nhà sản xuất dệt may vì việc thay đổi trong ngành là cấp thiết. Hiện nay, cả EU và các nước Bắc Âu khác như Na Uy và Iceland đều yêu cầu ngành dệt may cần phát triển theo hướng bền vững và tuần hoàn hơn nữa.
Cụ thể, để tránh sản xuất thừa, nhãn sinh thái Bắc Âu cấm đốt hoặc chôn lấp quần áo không bán được. Ngoài ra, các nhà sản xuất phải báo cáo Cơ quan nhãn sinh thái Bắc Âu việc xử lý sản phẩm dư thừa.
Yêu cầu khắt khe hơn đối với sợi tự nhiên và sợi tổng hợp, sợi dệt phải là sợi hữu cơ, tái chế hoặc có nguồn gốc sinh học. Bông được sử dụng trong quần áo dán nhãn sinh thái Bắc Âu không làm được từ sản phẩm biến đổi gien (GMO) và phải là 100% hữu cơ hoặc tái chế. Độ bền và chất lượng cao hơn, vải dệt phải được thử nghiệm để đảm bảo các tiêu chí mới về độ bền như độ mài mòn, độ phai màu, độ giãn đứt, độ bền đường may.
Trong số các hóa chất sẽ bị cấm trong phiên bản mới có chất CMR (chất gây ung thư, đột biến, hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản) và hóa chất có chứa silicon.
Môi trường làm việc tại các nhà máy dệt may phải tuân thủ các quy ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cấm lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và phân biệt đối xử, đồng thời đặt ra các yêu cầu về tiền lương và giờ làm việc hợp lý. Cơ quan nhãn sinh thái Bắc Âu cũng đi kiểm tra tất cả các cơ sản sản xuất, bất kể chúng ở đâu trên thế giới.

-
KCN Cầu cảng Phước Đông - Điểm sáng kinh tế Long An -
Phát Đạt được bình chọn Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững 2022 -
Vasep: Nhiều nhà nhập khẩu báo không nhận đơn hàng từ nay đến tháng 10 -
Tân Á Đại Thành trở thành đối tác chiến lược của Samsung Vina -
Vitas đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt Chiến lược Phát triển ngành dệt may -
Thông tin mới về việc Campuchia sẽ kiểm tra mỳ ăn liền nhập từ Việt Nam -
Khó khăn ở cả đầu vào và đầu ra đang thách thức doanh nghiệp
-
1 Quy hoạch điện VIII: Chưa rõ thì chưa duyệt
-
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chúng ta cần chắt chiu từng cơ hội nhỏ nhất, dám đối mặt để vượt qua những thách thức lớn nhất
-
3 Không để tiền ảo lọt lưới rửa tiền
-
4 Doanh nghiệp bất động sản công nghiệp: Lợi thế lớn từ hàng ngàn tỷ đồng “của để dành”
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 12/8
-
Generali Việt Nam được vinh danh tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2022
-
Đa dạng & Hòa nhập – Yếu tố cốt lõi đưa Stavian Group vươn tầm quốc tế
-
DKSH Việt Nam được vinh danh là nơi làm việc tốt nhất châu Á
-
Bitexco “bắt tay” hệ thống giáo dục Dwight phát triển Trường liên cấp quốc tế Dwight Hà Nội
-
MSB tiếp tục lọt danh sách "Nơi làm việc tốt nhất châu Á"
-
Agribank đóng góp tích cực Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”