
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
-
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
Niềm vui không kéo dài
Kể từ tháng 4/2024 đến đầu tháng 6/2025, khi giá dầu lao dốc, nhóm cổ phiếu dầu khí gần như bị thị trường lãng quên, liên tục trong xu hướng đi xuống suốt một giai đoạn dài.
Tuy nhiên, khi căng thẳng Trung Đông giữa Israel và Iran nóng trở lại, giá dầu bật tăng, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng ghi nhận sự trở lại của dòng tiền và bật tăng mạnh.
Cụ thể, trong giai đoạn từ ngày 11-16/6, các cổ phiếu như Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PV Drilling, mã PVD), Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC, mã PVS), Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí (PVTrans, mã PVT), Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã BSR), Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOil, mã OIL), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã PLX)... đều hút mạnh dòng tiền, lần lượt tăng 15%, 13,2%, 7,8%, 12,4%, 22,9% và 15,3%.
Tuy nhiên, cũng rất nhanh chóng, khi căng thẳng giữa Israel và Iran có dấu hiệu hạ nhiệt, giá dầu đảo chiều lao dốc, nhóm cổ phiếu dầu khí lại tiếp tục bị bán ra. Tính từ ngày 16-26/6, 6 cổ phiếu trên đã giảm trung bình 8,1%, trong đó giảm mạnh nhất là các mã PVS, BSR và PVD.
Việc nhóm cổ phiếu dầu khí tăng, giảm mạnh trong thời gian ngắn cho thấy mức độ khó lường của triển vọng ngành, nhất là khi giá dầu thế giới cũng biến động nhanh theo các yếu tố địa chính trị. Cụ thể, sau khi giá dầu Brent đạt vùng đỉnh 77 USD/thùng vào ngày 20/6, chỉ trong vòng 5 phiên giao dịch gần nhất, giá dầu đã lao dốc, đến ngày 27/6 chỉ còn 68,2 USD/thùng, tương đương mức giảm 11,4%, và vẫn có dấu hiệu tiếp tục suy giảm trong thời gian tới.
Doanh nghiệp vẫn thận trọng
Trước những bất ổn bên ngoài, đặc biệt là căng thẳng tại Trung Đông gần đây, lãnh đạo các doanh nghiệp dầu khí đang rất thận trọng khi xây dựng kịch bản dự báo cho giai đoạn tới.
Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2025 của Công ty cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương Đông Việt (PVT Logistics, mã PDV) thuộc PVTrans tổ chức sáng 26/6, ông Hồ Sĩ Thuận, thành viên HĐQT kiêm giám đốc chia sẻ góc nhìn thận trọng: “Giá cước thị trường vận tải biển suy giảm mạnh do tác động từ thuế quan, đặc biệt là với tàu chở hàng rời và tàu hóa chất. Dù Trung Quốc triển khai các biện pháp kích cầu từ nửa cuối năm 2024, nhưng do độ trễ khoảng 9 tháng, tác động thực tế chưa xuất hiện. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại, các thị trường vẫn nghe ngóng, chúng tôi dự báo nhu cầu tàu hàng rời sẽ chưa sớm hồi phục, 6 tháng cuối năm có thể chỉ duy trì mức hiện tại hoặc tăng nhẹ. Căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông, như xung đột Israel-Iran, vẫn rất khó lường”.
Ngành dầu khí hiện chia làm ba phân khúc: thượng nguồn (thăm dò, khai thác), trung nguồn (vận chuyển), và hạ nguồn (chế biến, phân phối). Đặc thù của nhóm thượng nguồn như PTSC, PV Drilling là giá dầu cao thúc đẩy đầu tư vào khai thác, từ đó làm tăng khối lượng công việc và đơn giá dịch vụ. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh thường có độ trễ do các hợp đồng đã ký trước, nên tác động từ giá dầu chỉ phản ánh khi bắt đầu hợp đồng mới.
Với giá dầu duy trì trên 60 USD/thùng trong những năm gần đây, hoạt động khai thác và thuê giàn khoan đã sôi động trở lại. Vì vậy, dù giá dầu có biến động ngắn hạn, triển vọng của các doanh nghiệp thượng nguồn vẫn tích cực nhờ những hợp đồng đã ký.
Tại PTSC, chứng khoán SSI ước tính tổng giá trị hợp đồng đã ký còn lại chưa thực hiện tới cuối năm 2024 khoảng 2,5 tỷ USD, bao gồm Dự án Lô B - Ô Môn là hơn 1 tỷ USD, Dự án Lạc Đà Vàng là khoảng 1 tỷ USD, các dự án trang trại điện gió của Orsted và dự án khác. Bên cạnh các dự án mới ký, PTSC cho biết, sẽ tham gia phát triển điện gió ngoài khơi và làm tổng thầu EPC.
Tại PV Drilling, các giàn khoan PV Drilling I đến VI đã được gia hạn hợp đồng đến năm 2027. Công ty cũng đang xem xét mua lại giàn khoan tự nâng thứ 9 từ thị trường thứ cấp nhằm đón đầu chu kỳ phát triển mới.
Ngược lại, nhóm trung nguồn như PVTrans và các đơn vị thành viên dù đã trẻ hóa đội tàu và ký hợp đồng thuê định hạn ở vùng giá cao từ trước, nay bắt đầu chịu tác động khi giá cước giảm và bất ổn chính trị ảnh hưởng đến các tuyến vận tải quốc tế. Ông Phạm Việt Anh, Chủ tịch HĐQT PVTrans, nhận định ngành vận tải đã bước vào chu kỳ điều chỉnh sau giai đoạn tăng trưởng nóng từ năm 2020. PVTrans đã sớm dự báo 2024-2025 là giai đoạn suy giảm, nên chủ động thận trọng trong đầu tư, phân tích cung, cầu và đánh giá rủi ro từ bất ổn địa chính trị đến mất cân đối thị trường.
Với nhóm hạ nguồn, giá vốn là dầu thô còn giá bán là sản phẩm sau chế biến. Nhóm này thường hưởng lợi khi giá xăng dầu tăng (do giá vốn và tồn kho thấp). Riêng nhóm phân bón, giá khí - chiếm tỷ trọng lớn trong giá vốn và thường neo theo giá dầu - nên lại hưởng lợi khi giá dầu thấp, giúp giảm chi phí sản xuất.
Tóm lại, nhóm cổ phiếu dầu khí có thể bị ảnh hưởng tâm lý ngắn hạn bởi biến động giá dầu, nhưng thực tế, khi giá dầu vẫn neo trên 60 USD/thùng, hoạt động khai thác vẫn sôi động, đảm bảo khối lượng công việc cho nhóm thượng nguồn. Tuy nhiên, nhóm trung và hạ nguồn có thể chịu áp lực do nhu cầu vận chuyển giảm và nguy cơ phải trích lập dự phòng tồn kho giá cao.

-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm -
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa -
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower