-
Chuỗi hoạt náo của FE CREDIT: Nhộn nhịp khách hàng đến tư vấn và nhận quà -
Kỳ vọng lợi nhuận ngân hàng khởi sắc trong năm 2025 -
Chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân trước ung thư giai đoạn sớm -
SeABank được chấp thuận bán toàn bộ vốn tại Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service -
Tổng cục Thuế đề nghị các ngân hàng khai và nộp thuế thay cho Agoda, Booking, AirBnb, Paypal -
Vietcombank triệu tập ĐHĐCĐ bất thường đầu năm 2025
Việc Deutsche Bank Việt Nam đưa ra các tùy chọn quản lý rủi ro mới cho Việt Nam Đồng (VND) cùng lúc với việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành những quy định mới trong hoạt động quản lý ngoại hối tại Việt Nam, có hiệu lực vào ngày 17/5/2021 nhằm đơn giản hóa việc phòng ngừa rủi ro cho các tổ chức nước ngoài.
Các quy tắc mới trong phòng ngừa rủi ro cho phép các tổ chức nước ngoài quản lý rủi ro tỷ giá với Việt Nam Đồng tốt hơn sau giao dịch được ký kết, như trường hợp các tổ chức nước ngoài đầu tư vào trái phiếu Chính phủ bằng đồng nội tệ. Các nhà đầu tư nước ngoài hiện có thể tiếp cận giá ngoại hối kỳ hạn trong nước để phòng ngừa rủi ro tỷ giá khi đầu tư vào trái phiếu Chính phủ bằng Việt Nam Đồng.
Các tập đoàn nước ngoài hiện nay cũng có thể phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho kỳ hạn tối đa một năm và được phép tiếp tục gia hạn bằng cách quay vòng kéo dài thêm kỳ hạn phòng ngừa tỷ giá cho đến khi đáo hạn các khoản nợ dài hạn phải trả, như các khoản vay ngoại tệ nước ngoài từ công ty mẹ.
Ông Huỳnh Bửu Quang, Tổng Giám đốc Deutsche Bank Việt Nam cho biết: “Theo quy định mới, các tổ chức và tập đoàn nước ngoài hiện có nhiều công cụ hơn để phòng ngừa rủi ro trước những biến động của đồng nội tệ”.
Ông Huỳnh Bửu Quang, Tổng Giám đốc Deutsche Bank Việt Nam đánh giá tích cực về những thay đổi trong quy định mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
“Những thay đổi trong quy định mới của Ngân hàng Nhà nước là một bước tích cực nhằm tăng cường sự tham gia của nước ngoài vào thị trường trái phiếu của Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với lượng đầu tư nước ngoài ngày càng tăng vào Việt Nam”.
Việc Deutsche Bank tăng cường thêm cho Việt Nam Đồng vào nền tảng của mình là nhằm phục vụ cho lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân vào Việt Nam ngày càng tăng.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/5/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 14 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong số này, vốn đăng ký mới đạt gần 8,83 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2020; vốn tăng thêm đạt 3,86 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ. Trong khi đó, vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đạt 1,31 tỷ USD, giảm 56,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Tổng cục Thuế đề nghị các ngân hàng khai và nộp thuế thay cho Agoda, Booking, AirBnb, Paypal -
Vietcombank triệu tập ĐHĐCĐ bất thường đầu năm 2025 -
Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
Tín dụng bất động sản vẫn chảy vào doanh nghiệp -
Tiếp tục chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng yếu trong vài ngày tới -
SHB và Tasco ký kết hợp tác toàn diện -
Chưa có hiện tượng tiền gửi "chạy" từ ngân hàng này sang ngân hàng khác
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả