
-
Cổ đông lớn nhất muốn bán toàn bộ quyền mua trái phiếu chuyển đổi của CII
-
Saigonres Group bị nêu tên nợ thuế hơn 34,6 tỷ đồng
-
Chủ tịch Petrosetco bán ra 2 triệu cổ phiếu khi hoạt động kinh doanh lao dốc
-
Năm Bảy Bảy hợp tác với CII triển khai dự án ở TP. HCM và Bình Thuận
-
Vietnam Airlines công bố báo cáo tài chính năm 2022 -
Gỗ Đức Thành bán được 29,2% tổng lượng cổ phiếu chào bán
HĐQT nhiệm kỳ mới: 5/8 nhân sự do tổ chức nước ngoài đề cử
Chiều ngày 5/4, Công ty cổ phần PVI (mã PVI-HNX) tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 với sự tham gia của 19 cổ đông/người được uỷ quyền với tỷ lệ tham dự tương đương 92,73% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Một trong các nội dung quan trọng trình cổ đông tại kỳ họp này là việc bầu ra Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới (2022-2027).
![]() |
PVI trình cổ đông kế hoạch phân phối lợi nhuận với mức cổ tức 33%, cao hơn nhiều so với kế hoạch đề ra là 24%. |
Với cơ cấu cổ đông cô đặc, 4 cổ đông lớn sở hữu tới 91,49% vốn điều lệ PVI. Công ty đã nhận được 8 hồ sơ đề cử của cổ đông/nhóm cổ đông. Trong đó, cổ đông Nhà nước Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - tổ chức nắm 35% vốn điều lệ của PVI đề cử 3 nhân sự gồm Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Hoà, ông Đoàn Linh và bà Bùi Thị Nguyệt.
![]() |
Danh sách ứng viên được đề cử tại HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022 |
Cổ đông IFC - tổ chức vừa đầu tư vào PVI từ tháng 8/2021 sở hữu 6% đề cử một nhân sự. Trong khi đó, hai tổ chức từ Đức đề cử 4 nhân sự. Trong đó, HDI Global SE đề cử 3 nhân sự và Funderburk Lighthouse Limited đề cử 1 nhân sự.
Về ban kiểm soát nhiệm kỳ mới, PVI dự kiến có 4 nhân sự. Danh sách ứng viên hiện có 4 cá nhân do hai cổ đông HDI và PVN mỗi bên đề cử hai người. Trong khi số lượng ứng viên nước ngoài tại HĐQT áp đảo (5/8), ứng viên trong Ban kiểm soát chỉ có 1 người.
Cán mốc doanh thu phí vạn tỷ, cổ tức 33%; kế hoạch lợi nhuận năm 2022 đi lùi
Năm 2021, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ước tăng trưởng thấp, chỉ đạt 3,98%. Tuy nhiên, tăng trưởng hoạt động mảng phi nhân thọ của PVI đạt hơn 10%. Tổng doanh thu hợp nhất năm 2021 của PVI đạt 11.107 tỷ đồng, vượt 7% kế hoạch năm 2021. Trong đó, doanh thu hoạt động bảo hiểm 10.048 tỷ đồng, vượt 6% kế hoạch. Doanh thu hoạt động tài chính, cho thuê VP và thu nhập khác đạt 1.054 tỷ đồng, vượt 16% kế hoạch năm 2021. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.101 tỷ đồng, vượt 26% kế hoạch đề ra. PVI hiện giữ vị trí số 1 thị trường về lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp, là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường về lãi nghiệp vụ với mức lãi đạt 350 tỷ đồng.
Với kết quả kinh doanh vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch, PVI đã nhiều lần hé lộ về mức cổ tức vượt trội so với tỷ lệ 24% được ĐHĐCĐ giao. Theo tờ trình phân phối khoản lợi nhuận sau thuế năm 2021 của công ty mẹ (821 tỷ đồng), HĐQT PVI trình kế hoạch trả cổ tức 33% bằng tiền, tương đương số tiền chi trả xấp xỉ 773 tỷ đồng. Cùng với việc trích quỹ khen thưởng phúc lợi (4% LNST) và quỹ thưởng ban điều hành (1% LNST), lợi nhuận để lại chưa phân phối còn hơn 7 tỷ đồng.
Đây là năm thứ bảy PVI thực hiện chi trả tỷ lệ cổ tức ở mức cao từ 20% trở lên và cũng là mức chi trả cổ tức cao nhất trong lịch sử hoạt động của PVI kể từ khi thành lập.
Năm 2021 là năm đánh dấu nhiều cột mốc của PVI. Trong đó, về nhân sự, công ty bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Hòa – Phó Chủ tịch HĐQT thường trực PVI kiêm giữ chức vụ Tổng giám đốc PVI thời hạn 05 năm kể từ ngày 29/07/2021 thay thế ông Bùi Vạn Thuận rời ghế Tổng giám đốc PVI sau 12 năm đảm nhận vị trí này. Ông Nguyễn Xuân Hoà từng công tác tại nhiều đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) như PV Gas, PV Power, PV Coal... và giữ vị trí phó tổng giám đốc PVN từ tháng 12/2018 đến năm 2019 trước khi tham gia vào HĐQT của PVI.
Đánh giá về thị trường bảo hiểm năm 2022, PVI nhận định thị trường sẽ tiếp tục đối mặt với không ít thách thức khi tốc độ tăng trưởng đang có xu thế giảm, dự báo dao động 8%-9%. Bên cạnh đó, lãnh đạo công ty cũng đánh giá việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vẫn đang trong quá trình thực hiện thoái vốn tại PVI sẽ có những tác động trực tiếp đến mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của PVI.
![]() |
Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh PVI giai đoạn 2017-2021. |
PVI đề ra mục tiêu cho năm 2022 với tổng doanh thu hợp nhất là 11.652 tỷ đồng, tăng 4,9% so với năm 2021và lợi nhuận trước thuế đạt 911 tỷ đồng, đi lùi so với kết quả thực hiện năm trước khi giảm tới 17,26%. Tỷ lệ chia cổ tức dự kiến là 25%.
Ngoài các chỉ tiêu tài chính trên, PVI đặt mục tiêu giữ vị trí số 1 thị trường bảo hiểm phi nhân thọ về hiệu quả nghiệp vụ; tiếp tục bám sát, tái tục thành công các dịch vụ trong lĩnh vực dầu khí; tăng cường triển khai các dịch vụ bảo hiểm ngoài lĩnh vực dầu khí; tiếp tục kiểm soát và nâng cao hiệu quả của hệ thống bán lẻ, tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm trong nước và quốc tế. Công ty đề ra nhiệm vụ duy trì xếp hạng tín nhiệm quốc tế ở mức B++ cho lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và lĩnh vực tái bảo hiểm và triển khai xếp hạng tín dụng cho Công ty mẹ nhằm tối ưu hóa chi phí huy động vốn.

-
Năm Bảy Bảy hợp tác với CII triển khai dự án ở TP. HCM và Bình Thuận -
Kinh doanh lao dốc, BaF Việt Nam kéo dài thời gian chào bán hơn 68 triệu cổ phiếu -
Vietnam Airlines công bố báo cáo tài chính năm 2022 -
Hải An muốn dùng 124,42 tỷ đồng để thâu tóm một công ty được thành lập 3 năm -
Lizen chưa giải ngân hết số tiền huy động từ cổ đông hiện hữu năm 2021 -
An Gia mua cổ phần công ty con từ hai đối tác Greed Investments và Ricons -
Gỗ Đức Thành bán được 29,2% tổng lượng cổ phiếu chào bán
-
Sáng kiến giúp Lọc dầu Dung Quất tăng công suất đạt giải Nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
-
Gas South khánh thành trạm chiết nạp LPG Nha Trang
-
Giật nắp, nghiêng chai, năm mới phát tài cùng Tuborg
-
Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút lao động chất lượng cao
-
Nhận ưu đãi chiết khấu hàng trăm triệu khi mua căn hộ Khai Sơn City
-
HSC được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2023