
-
Thép SMC muốn phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu để trả nợ
-
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan
-
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng
-
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu
-
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên -
Tổng lỗ của chuỗi nhà thuốc An Khang đã vượt 1.033,5 tỷ đồng
PVI vừa công bố Bản tin nhà đầu tư quý IV/2021 và năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2021.
Quý IV/2021, PVI ghi nhận doanh thu thuần tương đương cùng kỳ năm 2020 với 1.254 tỷ đồng song giá vốn tăng nhẹ khiến lợi nhuận gộp chỉ bằng 94% cùng kỳ, đạt 223,1 tỷ đồng.
Chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp của PVI trong cuối năm ngoái đều gia tăng so với cùng kỳ năm 2020 (chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần 23%) nên lợi nhuận thuần chỉ còn 121,2 tỷ đồng (giảm hơn 58% so với quý IV/2020).
PVI báo lãi ròng quý IV/2021 ở mức 69 tỷ đồng, chỉ bằng 29% cùng kỳ năm 2020 (tương ứng thấp hơn 167 tỷ đồng).
![]() |
Kết quả kinh doanh của PVI năm 2021 so với năm 2020. (Đvt: tỷ đồng). |
Trong năm vừa qua, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này dương hơn 217 tỷ đồng, trong khi năm 2020 dương gần 119 tỷ đồng; dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm 257,5 tỷ đồng.
Thêm vào đó, PVI đã trả nợ gốc vay 326 tỷ đồng, đồng thời vay thêm 451,8 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của PVI tăng 2.000 tỷ đồng so với đầu năm (tương đương tăng gần 9%), lên hơn 24.280 tỷ đồng.
Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng hơn 15%, lên 21.124 tỷ đồng, trong đó, khoảng 50% là các khoản phải thu ngắn hạn.
Nợ phải trả đến cuối kỳ của doanh nghiệp này tăng 9%, lên gần 16.440 tỷ đồng, với phần lớn là nợ ngắn hạn (ghi nhận thêm 224,1 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn).
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối kỳ của PVI vượt mức 1.000 tỷ đồng, tương đương tăng 12,6% so với thời điểm đầu năm (lên 1.073 tỷ đồng).
![]() |
Thị giá PVI tăng gần 51% trong năm 2021, lên mức 48.900 đồng/cp (Nguồn: TV). |
Tiền thân của PVI là Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam, được thành lập từ năm 2007 và đang có 5 công ty con sở hữu trực tiếp gồm Tổng Công ty Bảo hiểm PVI (PVI Insurance), Tổng công ty cổ phần Tái Bảo hiểm ( PVI Re- Insurance), Công ty cổ phần Quản lý Quỹ PVI (PVI AM), Quỹ đầu tư Cơ hội PVI (POF), Quỹ đầu tư Hạ tầng PVI (PIF).
Số lượng nhân viên của PVI đến cuối năm ngoái ở mức 2.574 người, tăng 3% so với cuối năm 2020.
Về cơ cấu cổ đông, tính đến ngày 17/1/2022, HDI Global SE chi phối 37,99% vốn PVI, còn Funderburk Lighthouse Limited vừa mua thêm 166.000 cổ phiếu và nâng tỷ lệ nắm giữ tại đây lên 12,07%.
Như vậy hai nhóm nhà đầu tư nước ngoài nêu trên đang nắm 50,06% vốn PVI.
Đồng thời, HDI Global SE cũng vừa đăng ký mua thêm 2 triệu cổ phiếu PVI trong khoảng thời gian từ ngày 24/1 đến 23/2/2022 theo phương thức thoả thuận và khớp lệnh.
Nếu giao dịch vừa nêu được hoàn tất theo đúng kế hoạch, HDI Global SE sẽ nâng tỷ lệ nắm giữ tại PVI lên 38,84%, tương đương hơn 90,9 triệu cổ phiếu.

-
Không còn dự án gối đầu, Vạn Phát Hưng bắt đầu hụt hơi -
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan -
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng -
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu -
Phát hành cổ phiếu đơn vị sở hữu chuỗi Bách Hoá Xanh cho lãnh đạo chủ chốt -
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên -
Long Sơn PIC biến động nhân sự cấp cao trước thềm Đại hội năm 2025
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới