
-
Backlog hơn 3.000 tỷ đồng, SRF lên kế hoạch kinh doanh tăng trưởng
-
ĐHĐCĐ Yeah1: Đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 1.300 tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ
-
Becamex IDC lên kế hoạch tăng trưởng dù cổ phiếu liên tục giảm mạnh
-
EVNFinance: Lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng mạnh
-
ACBS báo lãi quý I/2025 giảm 31%, mảng môi giới thu không đủ bù chi -
ĐHĐCĐ Gỗ Đức Thành: Vẫn giữ kế hoạch tăng trưởng trong năm 2025
![]() |
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 thông qua toàn bộ tờ trình |
Trả cổ tức 31,5%, động lực tăng trưởng doanh thu từ tái bảo hiểm
Chiều ngày 22/4, Công ty cổ phần PVI tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông năm 2025 với sự tham gia của 20 cổ đông/người uỷ quyền đại diện cho hơn 93% số cổ phần có quyền biểu quyết. Theo phương án phân phối lợi nhuận đã được thông qua tại Đại hội, PVI chốt chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 31,5%. Doanh nghiệp bảo hiểm này đã duy trì chi trả tỷ lệ cổ tức bằng tiền ở mức cao từ 20% trở lên trong 10 năm trở lại đây. Đây là mức chi trả cổ tức cao thứ ba trong lịch sử hoạt động của PVI kể từ khi thành lập, chỉ sau năm 2021 (33%) và năm 2023 (32%). Đồng thời, tỷ lệ chi trả cổ tức cao hơn tỷ lệ 28,5% ĐHĐCĐ giao năm trước.
Năm 2024 là một năm thành công của PVI khi hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch. Cụ thể, tổng doanh thu hợp nhất toàn hệ thống vượt mốc 21.800 tỷ đồng, tăng gần 36% so với năm 2023 và vượt 25% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế thuế đạt 1.118 tỷ đồng, giảm 13% nhưng vẫn hoàn thành vượt 2% so với kế hoạch đề ra.
Báo cáo tại Đại hội, ông Trần Duy Cương, Kế toán trưởng Giám đốc Ban Tài chính Kế hoạc PVI, cho biết dù ảnh hưởng nặng nề từ thiệt hại bão Yagi và những khó khăn từ môi trường chung, Bảo hiểm PVI vẫn tiếp tục là điểm sáng trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, giữ vị trí dẫn đầu cả về quy mô vốn điều lệ, doanh thu và hiệu quả nghiệp vụ.
Theo ông Cương, khi thị trường bảo hiểm đón thiên nga đen là cơn bão số 3, PVI đã có bước đi và chiến lược đúng đắn, chuyển đổi chế độ quản lý doanh nghiệp từ thời bình sang thời chiến. Chủ tịch HĐQT PVI (ông Jens Holger Wohlthat – PV) đã sang Việt Nam ngay khi sân bay Nội Bài mở cửa trở lại để tham gia chỉ huy các khối. Ngay cuối tháng 9/2024, các số liệu trên báo cáo tài chính của PVI cơ bản phản ánh tác động của cơn bão. Đến cuối năm 2024, toàn bộ ảnh hưởng do cơn bão Yagi gây ra đã được phản ánh vào báo cáo tài chính.
Theo ước tính của lãnh đạo PVI, lợi nhuận của công ty có thể có thêm ít nhất hơn 200 tỷ đồng nếu không xảy ra cơn bão. “Cơn bão Yagi mang đến thử thách nhưng cũng giúp chúng tôi trưởng thành. Với cảm nhận của các khách hàng về giá trị PVI mang lại, chúng tôi tin tưởng rằng họ vẫn sẽ là khách hàng trung thành của PVI sau này”, ông Duy Cương cho hay.
Bên cạnh khó khăn trên thị trường bảo hiểm, hoạt động đầu tư cũng chịu ảnh hưởng khi lãi suất về mức thấp trong năm 2024, thậm chí có thời điểm thấp hơn thị trường tài chính Mỹ, châu Âu. Tuy nhiên, với việc nắm giữ nhiều hợp đồng tiền gửi với kỳ hạn dài 2-3 năm đã giúp khoản đầu tư tài chính của PVI vẫn đạt hiệu quả tốt trong năm vừa qua.
Năm 2024, PVI cán mốc doanh thu bảo hiểm gốc trên 13.000 tỷ đồng với thị phần dẫn đầu và mức tăng trưởng gấp gần 2 lần so với bình quân chung toàn thị trường. Trả lời câu hỏi của cổ đông về động lực thúc đẩy tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm, Ông Phạm Anh Đức, Tổng giám đốc Bảo hiểm PVI, cho biết công ty đã phát triển mạnh mẽ doanh thu nhận tái bảo hiểm từ thị trường quốc tế. Xếp hạng tín nhiệm ở mức A- là tấm vé quan trọng để tham gia thị trường quốc tế. Mảng hoạt động tái bảo hiểm triển khai từ cuối năm 2023 và chính thức bước vào thị trường năm 2024 mang về doanh thu 5.000 tỷ đồng.
Kế hoạch năm 2025 thận trọng, lợi nhuận quý I ước đạt 290 tỷ đồng
Năm 2025, PVI đã thống nhất kế hoạch kinh doanh với mục tiêu đạt 21.437 tỷ đồng doanh thu và 1.090 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất, đều đang thấp hơn kết quả đạt được trong năm 2024. Theo lãnh đạo công ty, việc tái tục ở mức lãi suất thấp đối với các hợp đồng tiền gửi là một trong các nguyên nhân kế hoạch kế hoạch lợi nhuận thấp hơn.
Đối với câu hỏi của cổ đông về những rủi ro có thể khiến PVI không hoàn thành kế hoạch đặt ra, lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết Rủi ro lớn nhất nằm ở các yếu tố khách quan địa chính trị liên quan, đặc biệt là chính sách thuế quan và rủi ro từ thiên nhiên, biến đổi khí hậu.
Đối với sắc lệnh về thuế đối ứng được công bố đầu tháng 4 vừa qua, PVI đã ngay lập tức có những đánh giá. Theo ông Phạm Anh Đức, Tổng giám đốc Bảo hiểm PVI, trường hợp nếu việc áp thuế thực sự diễn ra với mức thuế cao như công bố trước đây, không quốc gia nào có thể khẳng định sẽ đạt được kế hoạch khi phải đối mặt cuộc chiến tranh thương mại quy mô lớn như vậy. Nếu trường hợp này xảy ra, tỷ trọng các mảng doanh thu liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, FDI,… tại PVI không lớn. Đối với mảng liên quan đến dầu khí, chịu ảnh hưởng bởi diễn biến giá dầu, tỷ trọng hiện tại cũng chỉ còn chiếm 10%. Do đó, cá nhân ông Đức tin tưởng nếu không xảy ra rủi ro bất khả kháng như cơn bão Yagi, công ty sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra.
Cập nhật tại Đại hội, ông Nguyễn Tuấn Tú – Tổng giám đốc PVI cho biết quý I/2025 vẫn đảm bảo được kết quả kinh doanh, hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu quý của công ty mẹ và hợp nhất. Ước tính tổng doanh thu hợp nhất của PVI đạt khoảng 7.800 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 35% kế hoạch cả năm và cũng vượt so với kế hoạch đề ra cho riêng quý I/2025. Lợi nhuận hợp nhất khoảng 290 tỷ đồng, hoàn thành trên 28% cả năm.
Tiền lương, thù lao và thưởng Hội đồng quản trị năm 2024 đạt hơn 21 tỷ đồng
Hội đồng quản trị của PVI bao gồm 8 nhân sự gồm 3 thành viên HĐQT chuyên trách và 5 thành viên HĐQT kiêm nhiệm. Tổng tiền lương/thù lao đã chi của thành viên HĐQT là 11,8 tỷ đồng. Trong năm 2024, thành viên HĐQTđược nhận thêm lương bổ sung hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận gầnn 9,9 tỷ đồng. Tổng cộng, chi thù lao cho hội đồng quản trị là 21,6 tỷ đồng. Tương tự, với 4 thành viên ban kiểm soát, tổng tiền chi trả 4,4 tỷ đồng. Ngoài ra, thành viên HĐQT, thành viên BKS chuyên trách được tham gia chương trình bảo hiểm phúc lợi theo các mức đối với từng chức danh, nguồn chi từ chi phí của PVI với thời hạn chương trình 10 năm.
Kế hoạch tiền lương/thù lao của thành viên HĐQT năm 2025 (chưa bao gồm lương bổ sung hoàn thành kế hoạch lợi nhuận và lương bổ sung hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận) là 14,9 tỷ đồng, nhỉnh hơn so với mức được giao năm trước (14,7 tỷ đồng).

-
ĐHĐCĐ PVI: Lợi nhuận quý I ước đạt 290 tỷ đồng, cổ tức năm 2024 chốt 31,5% -
EVNFinance: Lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng mạnh -
ĐHĐCĐ MSB: Thoái vốn khỏi TNEX Finance, "lấn sân" sang mảng ngân hàng đầu tư -
ACBS báo lãi quý I/2025 giảm 31%, mảng môi giới thu không đủ bù chi -
Vinaseed bước vào thời điểm tái cấu trúc toàn diện -
Cảng Phước An chịu bất lợi khi vận hành “siêu cảng” -
VIX đầu tư 12.623 tỷ đồng vào chứng khoán, lãi lớn nhờ đánh giá lại các tài sản
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh
-
Cùng VPBank khám phá “vẻ đẹp tiền ẩn” khi hiểu mình và tư duy chủ động với tiền
-
CT Group bắt tay Tập đoàn ARUP để phát triển đô thị bền vững