-
Cho vay không tài sản đảm bảo mới chiếm 20% tổng dư nợ tín dụng tam nông -
Vàng đổ đèo lao dốc, giá vàng nhẫn bán ra vẫn trên 83 triệu đồng/lượng -
Sắp tổ chức chuyển giao bắt buộc CBBank và OceanBank, hoàn thiện phương án tăng vốn cho big 4 -
Saigonbank bầu nhân sự hội đồng quản trị, ban kiểm soát nhiệm kỳ 2024 - 2029 -
Agribank mua lại trước hạn 5.000 tỷ đồng, được chấp thuận niêm yết 10.000 tỷ đồng trái phiếu -
Sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng
Tăng trưởng bền vững nhờ đẩy mạnh bán lẻ, gia tăng quản trị rủi ro
Theo báo cáo của HĐQT Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) diễn ra sáng ngày 2/4 tại ĐHĐCĐ, sau 7 năm của hành trình chuyển đổi chiến lược 10 năm (2017-2026), VIB đã thiết lập được một nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng vượt trội về quy mô, chất lượng và giá trị thương hiệu, đưa Ngân hàng vào nhóm dẫn đầu ngành về hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng quy mô tài sản và doanh thu, quản trị chi phí hiệu quả, kiểm soát rủi ro chặt chẽ.
Ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT VIB báo cáo kết quả kinh doanh 2023 và kế hoạch 2024 tại ĐHĐCĐ của Ngân hàng sáng 2/4. |
Lợi nhuận của VIB đã đạt mức tăng trưởng bình quân (CAGR) là 48%/năm trong suốt giai đoạn 7 năm qua, mức hiệu quả lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 25%, top đầu ngành trong nhiều năm liên tiếp. Các chỉ số về tăng trưởng doanh thu, hiệu quả hoạt động và kiểm soát chi phí đều vượt trội so với trung bình top 10 ngân hàng niêm yết.
VIB hiện có tỷ trọng bán lẻ top đầu ngành với tỷ lệ hơn 85% danh mục tín dụng và liên tục dẫn đầu thị phần trong các mảng kinh doanh trọng yếu như cho vay mua nhà, mua ô tô, thẻ tín dụng. Trong năm 2023, với chiến lược dẫn đầu xu thế thẻ, VIB tiếp tục cho ra mắt thị trường nhiều dòng thẻ mới với các tính năng sản phẩm vượt trội và lần đầu được giới thiệu tại Việt Nam. Sau 6 năm, tổng số thẻ tín dụng lưu hành đạt hơn 700.000 thẻ, tăng gấp 8 lần cùng chi tiêu của khách hàng qua thẻ tín dụng VIB tăng trưởng hơn 10 lần, đạt mốc tổng chi tiêu 4 tỷ đô la trong năm 2023, duy trì vị thế top đầu thị phần MasterCard tại Việt Nam.
Tăng trưởng lợi nhuận hàng năm, 2017-2023. Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 |
Hệ sinh thái ngân hàng số VIB tiếp tục mở rộng, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ đa dạng phục vụ cho các nhu cầu sử dụng khác nhau của khách hàng, góp phần quan trọng giúp VIB tăng thêm 1 triệu khách hàng mới trong năm 2023. Số lượng giao dịch trên nền tảng số đạt hơn 300 triệu giao dịch, tăng hơn 130% so với năm 2022 và tăng 60 lần sau 7 năm, đưa tỷ lệ giao dịch qua kênh số chiếm đến 94% tổng lượng giao dịch bán lẻ.
Cũng theo báo cáo của HĐQT, VIB là ngân hàng có tỷ lệ cho vay bán lẻ cao nhất thị trường với hơn 85% cho vay bán lẻ. Bên cạnh mức độ phân tán rủi ro tốt nhất thị trường, VIB cũng thể hiện khẩu vị rủi ro thận trọng trong đó các lĩnh vực có rủi ro tiềm ẩn cao, danh mục cho vay BOT, bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đều bằng không trong 4 năm qua. Trong năm 2023, NHNN tiếp tục xếp hạng VIB ở nhóm cao nhất ngành dựa trên những đánh giá về mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, năng lực quản trị, hiệu quả sinh lời, quản trị thanh khoản và các chỉ số về độ nhạy. VIB luôn tuân thủ các chỉ số NHNN đề ra và thường xuyên đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế, trong đó có Basel II, Basel III và IFRS.
Chia cổ tức tăng vốn, mục tiêu lợi nhuận 12.045 tỷ đồng
HĐQT VIB cũng trình ĐHĐCĐ kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 29,791 tỷ đồng, tăng 17,44% thông qua việc chi 29,5% cổ tức cho cổ đông, với mức tỷ lệ 12,5% cổ tức tiền mặt và 17% cổ phiếu thưởng. Có thế thấy, tỷ lệ chia cổ tức cao và cân bằng đã được VIB duy trì thành thông lệ qua nhiều năm, góp phần gia tăng sự tin tưởng và gắn bó của cổ đông dành cho Ngân hàng cũng như tạo nguồn lực để ngân hàng tiếp tục các kế hoạch tăng trưởng.
Bên cạnh đó, ĐHĐCĐ đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 do HĐQT đề xuất, bao gồm tăng trưởng tổng tài sản, dư nợ, huy động vốn và lợi nhuận. Trong đó, mức tăng trưởng dư nợ tín dụng có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào hạn mức của NHNN. Về kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 12.045 tỷ đồng năm 2024.
Tỷ lệ chi trả cổ tức của VIB qua các năm. Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 |
Trong giai đoạn tiếp theo, VIB đặt ra các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, tiên phong về nền tảng quản trị vững mạnh, dẫn đầu về số hóa và luôn nhất quán với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu về chất lượng và quy mô tại Việt Nam, từ đó tăng trưởng năng động và bền vững giá trị vốn hóa cho cổ đông. Để đạt được các mục tiêu kinh doanh năm 2024 và chiến lược cho 3 năm còn lại của hành trình chuyển đổi, HĐQT VIB xác định 6 định hướng chiến lược như: Giải pháp khách hàng, sản phẩm sáng tạo và vượt trội Công nghệ và Ngân hàng số xuất sắc: Phát triển con người VIB; Thương hiệu hàng đầu; Đi đầu trong việc ứng dụng các chuẩn mực quốc tế; Quản trị rủi ro và tuân thủ vững mạnh.
Chia sẻ tại Đại hội, Ban lãnh đạo VIB cho biết, sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ hoạt động bán lẻ để hướng đến tầm nhìn trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam về chất lượng và quy mô. Bên cạnh đó, VIB cũng đặt mục tiêu trở thành ngân hàng đối tác hàng đầu cho các doanh nghiệp và tiếp tục là đối tác uy tín, tin cậy của các định chế tài chính ở các mảng kinh doanh tiền tệ, thị trường vốn và ngoại hối.
Theo VIB, trong năm qua, mặc dù thị trường có khó khăn, song VIB cũng đạt được những kết quả khả quan. Năm 2024 cũng là một năm còn nhiều thách thức đối với nền kinh tế thế giới và trong nước. Đối với hoạt động của ngành ngân hàng cũng sẽ khó tránh được ảnh hưởng, do đó mục tiêu của VIB là tập trung quản lý rủi ro, đẩy mạnh tăng trưởng, phát triển bền vững.
-
Cho vay không tài sản đảm bảo mới chiếm 20% tổng dư nợ tín dụng tam nông -
Vàng đổ đèo lao dốc, giá vàng nhẫn bán ra vẫn trên 83 triệu đồng/lượng -
Sắp tổ chức chuyển giao bắt buộc CBBank và OceanBank, hoàn thiện phương án tăng vốn cho big 4 -
Saigonbank bầu nhân sự hội đồng quản trị, ban kiểm soát nhiệm kỳ 2024 - 2029
-
Agribank mua lại trước hạn 5.000 tỷ đồng, được chấp thuận niêm yết 10.000 tỷ đồng trái phiếu -
Cho vay mua nhà phục hồi chậm, ngân hàng sốt ruột -
Big 4 ngân hàng tăng trưởng tích cực, Vietcombank vẫn loay hoay thoái vốn ngoài ngành -
Manulife Việt Nam và Techcombank ngừng mối quan hệ đối tác phân phối bảo hiểm độc quyền -
Sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng -
Hơn 81.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong quý IV/2024, chủ yếu là bất động sản -
Gần 16% ngân hàng lo lợi nhuận tăng trưởng âm năm 2024
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Agribank ưu đãi vay vốn chỉ từ 3,6%/năm đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3
- Agribank đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, cung cấp tối đa tiện ích cho người dùng
- Làm mát tối ưu, tiết kiệm chi phí với điều hòa công nghiệp
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024