-
Công ty sở hữu Bông Bạch Tuyết quyết thâu tóm Yteco -
Hậu bán vốn KDF, KIDO “đau đầu” vì thương hiệu Celano - Merino -
Cược lớn vào xe điện và xe tải nặng, TMTMotors tham vọng lãi gấp 7,7 lần năm cũ -
PHS - Công ty chứng khoán đầu tiên ước lỗ năm 2024 -
HNG hết nợ Hoàng Anh Gia Lai -
Vinafood II đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 gần 17.700 tỷ đồng
Địa ốc Him Lam vừa trở thành cổ đông lớn đã bán ra xuống dưới 5% tại SAGS
Cụ thể, CTCP Kinh doanh Địa ốc Him Lam vừa bán ra 980.000 cổ phiếu SGN để giảm sở hữu từ 7,6% về còn 4,7% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 7/7.
Như vậy, sau giao dịch, Địa ốc Him Lam không còn là cổ đông lớn tại SAGS và đồng nghĩa không phải công bố biến động sở hữu khi dưới 5% vốn điều lệ.
Điểm đáng lưu ý, ngày 6/6, Công ty cổ phần Kinh doanh Địa ốc Him Lam cho biết đã mua vào 2.557.245 cổ phiếu SGN để nâng sở hữu từ 0% lên 7,6% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 1/6. Như vậy, sau giao dịch, Địa ốc Him Lam trở thành cổ đông lớn của Phục vụ Mặt đất Sài Gòn.
Ngược lại, ngày 8/6, Công ty cổ phần đầu tư Khai thác cảng vừa bán ra toàn bộ 2.557.245 cổ phiếu SGN để giảm sở hữu từ 7,6% về còn 0% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 1/6.
Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần đầu tư Khai thác cảng được thành lập ngày 29/1/2010; địa chỉ tầng 8, số 39A Ngô Quyền, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; hoạt động trong lĩnh vực khai thác đá, cát, sỏi, đất sét; và người đại diện pháp luật là ông Lưu Quang Lãm.
Ngoài ra, ông Lưu Quang Lãm còn là đại diện của CTCP Đầu tư và Xây dựng IMP Kinh Bắc; Công ty TNHH IMP Khải Hoàn; Công ty TNHH IMP Soài Rạp; Công ty TNHH IMP Sado; và Công ty TNHH MTV IMP Lâm Bình.
Theo dữ liệu lịch sử, Công ty cổ phần đầu tư Khai thác cảng tham gia vào Phục vụ Mặt đất Sài Gòn từ cuối năm 2014, cùng với CTCP Hàng không Vietjet và CTCP Đầu tư và Thương mại Hoàn Lộc Việt là 3 nhà đầu tư chiến lược tham gia mua thoả thuận lần lượt gần 12,8%, 4% và 2,25% vốn điều lệ tại Phục vụ Mặt đất Sài Gòn, với giá theo hợp đồng là 14.100 đồng/cổ phiếu, thời hạn nắm giữ cổ phần là 5 năm. Mức giá này thấp hơn nhiều so với giá bình quân trong phiên IPO của Phục vụ Mặt đất Sài Gòn diễn ra sau đó là 44.693 đồng/cổ phiếu.
Đến tháng 7/2019, Công ty cổ phần đầu tư Khai thác cảng đã thoái 1,7 triệu trong tổng 4,3 triệu cổ phiếu sở hữu tại Phục vụ Mặt đất Sài Gòn cho phía Vietjet với giá trung bình 81.400 đồng/cổ phiếu.
Cơ cấu cổ đông của Phục vụ Mặt đất Sài Gòn tại thời điểm 31/3/2023 (Nguồn: SGN) |
Tính tới 31/3/2023, cơ cấu cổ đông lớn tại Phục vụ Mặt đất Sài Gòn có 4 cổ đông lớn. Trong đó, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam – CTCP sở hữu 48,03% vốn điều lệ, cổ đông lớn nhất; CTCP Chứng khoán SSI (mã SSI – sàn HoSE) sở hữu 17,64% vốn điều lệ; CTCP Đầu tư Khai thác Cảng sở hữu 7,61% vốn điều lệ; CTCP Hàng không Vietjet sở hữu 9,11% vốn điều lệ; và còn lại 17,61% thuộc về nhóm cổ đông khác sở hữu dưới 5% vốn điều lệ (trong đó 0,14% là cổ phiếu quỹ).
Dịch vụ hàng không chiếm 95% doanh thu của Phục vụ Mặt đất Sài Gòn
Theo tìm hiểu, Phục vụ Mặt đất Sài Gòn được thành lập từ năm 2004 và cổ phần hóa vào năm 2014 với 2 mảng hoạt động chính: dịch vụ hàng không và dịch vụ phi hàng không. Đây là những ngành nghề có điều kiện nên đối thủ cạnh tranh không nhiều. Địa bàn hoạt động chủ yếu ở sân bay Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và Cam Ranh với các khách hàng lớn là VietJet, Asiana Airlines, Emirates Airlines, Qatar Airways, Turkish Airlines.
Dịch vụ hàng không chiếm 95% doanh thu của Phục vụ Mặt đất Sài Gòn, bao gồm các dịch vụ chính: phục vụ hành khách (làm thủ tục, quầy soát vé…), sân đỗ (làm vệ sinh, cung cấp nước sạch…), hành lý, cân bằng trọng tải, phục vụ khách thương gia…, kéo đẩy, quầy thủ tục, xe chở khách. Dịch vụ phi hàng không bao gồm sữa chữa, bảo dưỡng, đào tạo, cho thuê trang thiết bị.
Công ty hiện nằm trong mạng lưới thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Được biết, năm 2023, Phục vụ Mặt đất Sài Gòn đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất 1.280 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 205 tỷ đồng, lần lượt tăng hơn 35% và 46% so với thực hiện năm 2022.
Kết thúc quý I/2023, Phục vụ Mặt đất Sài Gòn ghi nhận doanh thu đạt 329 tỷ đồng, tăng 95% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 55 tỷ đồng, tăng 83% so với cùng kỳ năm ngoái.
So với kế hoạch của năm 2023 đề ra, Phục vụ Mặt đất Sài Gòn đã hoàn thành được 25,7% mục tiêu về doanh thu và thực hiện được 27,4% mục tiêu lợi nhuận năm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/7, cổ phiếu SGN đóng cửa giá tham chiếu 74.000 đồng/cổ phiếu.
-
PHS - Công ty chứng khoán đầu tiên ước lỗ năm 2024 -
HNG hết nợ Hoàng Anh Gia Lai -
Đầu tư và Thương mại TNG ước tính lãi 315 tỷ đồng trong năm 2024 -
Becamex IDC tiến thêm bước thực hiện đấu giá 300 triệu cổ phiếu trên HoSE -
Vinafood II đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 gần 17.700 tỷ đồng -
Vừa niêm yết, Asia Group đã bị xử phạt vì sử dụng hoá đơn không hợp pháp -
Công ty Kinh doanh và Phát triển Bình Dương hé lộ 8 nhà đầu tư mua 35 triệu cổ phiếu
-
1 Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
2 Đề xuất chấm dứt hợp đồng BOT tuyến đường ven biển Thanh Hóa trị giá 3.372 tỷ đồng -
3 Năm 2024, Hà Nội thu hút được 2,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 30% -
4 Tham vọng bứt tốc của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2025 -
5 Hàng vạn người dân Hà Nội xuống đường ăn mừng Việt Nam vô địch
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số