-
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng
Tại cuộc họp, ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, sau 18 ngày thực hiện Chỉ thị số 18 về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh biện pháp phòng chống dịch Covid-19, số ca mắc mới giảm 5 lần so với đỉnh dịch, số ca tử vong còn 2 con số. Các chốt chặn nội thành cũng được dỡ bỏ.
“Công an TP.HCM đang xem xét để không còn chốt chặt ở địa bàn giáp ranh với các địa phương để tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa và chuỗi cung ứng lao động", ông Bình thông tin.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình nhấn mạnh, dù Thành phố đã dần chuyển sang trạng thái bình thường mới nhưng thời gian tới không được lơ là, chủ quan (ảnh: TTBC) |
Thông tin thêm về tình hình kinh tế, ông Bình cho biết số doanh nghiệp mở cửa có xu hướng tăng nhanh. Ngành du lịch cũng đã xây dựng kế hoạch phục hồi. Thành phố đang đẩy nhanh tiến độ chi trả cho các nhóm hỗ trợ, vận động quỹ phòng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ túi an sinh cho người dân.
Sau hơn 5 tháng chịu tác động của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, Thành phố đã nới lỏng các biện pháp giãn cách để dần chuyển sang trạng thái bình thường mới. Nhưng theo ông Bình, thời gian tới không được lơ là, chủ quan và phải chủ động, tập trung triển khai nghiêm túc, hiệu quả giải pháp đề ra.
Báo cáo cụ thể về tình hình phòng chống dịch trên địa bàn, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, theo Nghị quyết 128 và hướng dẫn của Bộ Y tế, một tuần trước nguy cơ dịch ở TP.HCM là cấp 3 (màu cam - nguy cơ cao).
Đến hôm nay (ngày 19/10), theo cách tính mới số ca mắc liên tục trong 2 tuần cộng lại chia đôi chia cho 100.000 dân, thì từ ngày 12 đến ngày 18/10 thành phố ghi nhận 7.039 ca mắc, tuần liền kề là 11.652.
Như vậy, tiêu chí số ca mắc trên 100.000 dân của thành phố là 104,5. Dưới 150, đạt cấp độ 2, theo quy định của Chính phủ.
Về tiêu chí tiêm chủng, lãnh đạo Sở Y tế cho biết hiện số người trên 18 tuổi ở TP.HCM đã được tiêm mũi 1 đạt gần 99%. “Hai tiêu chí về số ca mắc mới và tỷ lệ tiêm chủng thành phố đã đạt, còn tiêu chí thứ 3 bắt buộc phải có là khả năng thu dung điều trị ở 2 cấp phường xã - các trạm y tế và cấp thành phố là số giường hồi sức ICU cũng đã đạt", ông Thượng nói.
Với những thông số nêu trên, ông Tăng Chí Thượng nhấn mạnh, đến hôm nay nguy cơ dịch của TP.HCM đang ở cấp độ 2. Giảm một cấp so với tuần trước.
Mặc dù vậy, ông Thượng cũng bày tỏ băn khoăn rằng, “với kết quả này nghe rất vui nhưng ngành y tế cũng rất lo”. Bởi vì, theo ông Thượng, trên thế giới nhiều trường hợp vừa công bố kiểm soát dịch tốt như Singapore, một tuần sau tăng cấp độ nguy cơ.
“Kết quả này chỉ mang tính tức thì ở thời điểm này thôi, không phải là mãi mãi. Nếu chúng ta chủ quan, không làm tốt, một ngày nào đó cấp độ nguy cơ sẽ tăng lên vì biến chủng Delta rất phức tạp”, ông Thượng nói.
Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19, với 4 cấp độ dịch bệnh, gồm: cấp 1 (nguy cơ thấp - bình thường mới), màu xanh; cấp 2 (nguy cơ trung bình), màu vàng; cấp 3 (nguy cơ cao), màu cam; cấp 4 (nguy cơ rất cao), màu đỏ.
Các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch gồm: tỷ lệ ca nhiễm mới tại cộng đồng/số dân/thời gian; độ bao phủ vaccine (lưu ý nhóm tuổi có nguy cơ cao, tỷ lệ tiêm mũi một, tiêm đủ liều); khả năng thu dung, điều trị của các tuyến.
Báo cáo thêm về tình hình thu chi ngân sách Thành phố, bà Phạm Thị Hồng Hà, Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM cho biết, thời gian tới, thành phố sẽ tăng thu ngân sách. Sở Tài chính tính toán trong năm 2021, TP.HCM có thể thu hơn 21.000 tỷ đồng từ đất nếu thực hiện đúng các quy định về bán đấu giá quyền sử dụng đất.
Về quỹ nhà công, đất công mà các cơ quan, đơn vị đang quản lý, Giám đốc Sở Tài chính cho biết hiện còn hơn 400 địa chỉ nhà, đất ở các đơn vị đã đề xuất phương án bán.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, UBND Thành phố đã rà soát và phát hiện còn 70 địa chỉ nhà đất đã phê duyệt phương án bán đấu giá quyền sử dụng đất còn hiệu lực thi hành ở các quận, huyện, Thành phố.
Do đó, bà Hà đề nghị các địa phương rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Trong trường hợp thay đổi phương án xử lý, sắp xếp, địa phương cần sớm báo cáo về Sở Tài chính.
Về quản lý chi, Thành phố tiếp tục tiết kiệm tuyệt đối chi thường xuyên. Thời gian qua, các địa phương đã tiết kiệm gần 1.400 tỷ chi thường xuyên. Do đó, bà Hà đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát, cắt giảm các khoản chi.
-
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp từ các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Điểm tên 9 nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam
-
Internet tốc độ cao là tác nhân gây béo phì? -
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Xuân, Tết 2025 -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025