-
Đề nghị xử lý tin đồn lãnh đạo chi nhánh PGBank Phú Thụy vỡ nợ, bị bắt -
Đề xuất của Công ty 6666 tại mỏ vàng Bồng Miêu là “không thể chấp nhận được” -
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và 12 đồng phạm -
Khai thác cát trắng trái phép tại Dự án Nhà máy sản xuất Raico Việt Nam -
Quảng Nam yêu cầu làm rõ các vấn đề pháp lý Dự án Khu đô thị số 11 -
Giả mạo email của Ngân hàng Nhà nước gửi link cập nhật sinh trắc học để lừa đảo
Báo cáo mới đây của Sở Xây dựng TP.HCM cho thấy, việc thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố vẫn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn.
Cụ thể, chưa có quy định hướng dẫn về xác định chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật và việc phân bổ các chi phí này vào quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội; Cơ quan chủ trì thẩm định và phê duyệt các chi phí nêu trên để hoàn trả cho chủ đầu tư; Việc thanh toán cho chủ đầu tư khi bàn giao quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội cho Nhà nước để thực hiện dự án.
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án nhà ở xã hội rất khó khăn, kéo dài, tiến độ thực hiện dự án chậm, thậm chí không thực hiện được.
Do gặp nhiều vướng mắc nên nguồn cung nhà ở xã hội tại TP. HCM vẫn hạn chế |
Đối với các dự án nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất trên 10 ha, tuy đã xác định quỹ đất 20% xây dựng nhà ở xã hội, nhưng chủ đầu tư dự án chậm triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng hoặc chưa đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nên chưa triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Chưa có quy định pháp luật hướng dẫn việc hoàn trả chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho chủ đầu tư trong trường hợp chủ đầu tư bàn giao lại cho Nhà nước quỹ đất ở 20% để xây dựng nhà ở xã hội.
Nguồn vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ các chủ đầu tư vay thực hiện đầu tư dự án nhà ở xã hội, cho các đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội vay mua nhà là chưa ổn định.
Đại diện Sở Xây dựng cho biết thêm, theo quy định, các dự án nhà ở xã hội phải dành tối thiểu 20% số căn hộ của dự án để cho thuê, sau 5 năm mới được bán, làm chậm thu hồi vốn, dẫn đến kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, nguồn tiền sử dụng đất thu được từ các dự án phát triển nhà ở thương mại, phát triển đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 10 ha thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội bằng hình thức nộp tiền, được sử dụng để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Nhưng hiện nay, Thành phố chưa tách nguồn tiền này thành hạng mục riêng mà vẫn hòa vào ngân sách chung của thành phố. Do đó, việc sử dụng nguồn tiền này để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước để cho thuê còn hạn chế.
Chưa kể, các bước thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội còn phức tạp do đó, chưa thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội.
Do gặp nhiều vướng mắc nên từ đầu nhiệm kỳ đến nay, trên địa bàn Thành phố chỉ có 10 dự án Nhà ở xã hội và Nhà lưu trú công nhân đang triển khai. Trong đó có 01 dự án nhà ở xã hội hoàn thành đưa vào sử dụng tại Quận 2 với quy mô 260 căn; 07 dự án nhà ở xã hội đang thi công, với quy mô 4.167 căn và 02 dự án Nhà cho công nhân thuê đang thi công, với quy mô 1.400 căn.
Từ tháng 9/2021 đến này đã có 3 dự án được khởi công (2 dự án nhà ở xã hội tại Quận 9 và huyện Bình Chánh; 1 dự án nhà lưu trú công nhân trong khu chế xuất), về giá bán nhà ở xã hội khoảng 14 - 20 triệu đồng/m2.
Dự án khới công mới chỉ đếm được trên đầu ngón tay |
Để khắc phục tình trạng này, Sở Xây dựng TP. HCM kiến nghị, sắp xếp lại quỹ đất do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc quỹ đất do Nhà nước bồi thường để điều chỉnh quy hoạch và chuyển sang đất xây dựng nhà ở xã hội.
Tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư để xây dựng nhà ở xã hội cho thuê bằng nguồn vốn ngân sách hoặc vốn của doanh nghiệp với thời gian thuê đất tối đa là 50 năm.
Rà soát quỹ đất có quy mô lớn, quỹ đất nông nghiệp hoặc sản xuất kinh doanh không còn phù hợp với quy hoạch đã giao chủ đầu tư tại các khu vực huyện ngoại thành để xem xét điều chỉnh quy hoạch, tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư đối với các dự án thương mại có dành một phần quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội trong dự án theo hướng tăng cường phối hợp và tăng tính trách nhiệm của các Sở,ngành đối với từng thủ tục đầu tư của dự án
Cải cách thủ tục hành chính, minh bạch, rõ ràng trong quy trình thủ tục giải quyết hồ sơ dự án nhà ở xã hội ở các sở ngành và ủy ban nhân dân thành phố, rút ngắn tối đa thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng các dự án.
Ủy quyền và phân công cho UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân.
Điển hình hóa thiết kế nhà ở xã hội được thẩm định thiết kế cơ sở và cấp phép xây dựng để triển khai xây dựng hàng loạt, góp phần giảm thời gian thực hiện thủ tục đầu tư và giá thành căn hộ. Bố trí vốn ngân sách để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước, để giải quyết cho các hộ gia đình đặc biệt khó khăn về nhà ở, không thể thuê nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư xây dựng.
Tiếp tục kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành giải quyết các khó khăn, vướng mắc hoặc bất cập liên quan đến công tác phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố, đảm bảo theo quy định pháp luật hiện hành.
-
Điện mặt trời Lộc Ninh 3: Xây dựng trái phép vẫn được “cho qua” -
Đề xuất của Công ty 6666 tại mỏ vàng Bồng Miêu là “không thể chấp nhận được” -
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và 12 đồng phạm -
EVN thiệt hại gần 210 tỷ đồng tại Điện mặt trời Lộc Ninh 3 -
Khai thác cát trắng trái phép tại Dự án Nhà máy sản xuất Raico Việt Nam -
Quảng Nam yêu cầu làm rõ các vấn đề pháp lý Dự án Khu đô thị số 11 -
“Trùm” mua bán trái phép hóa đơn gần 200 tỷ đồng lĩnh án
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam