-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Năm 2015, Thép Việt Ý lỗ ròng gần 52 tỷ đồng |
Nhiều doanh nghiệp lần đầu báo lỗ
Năm 2015 được xem là năm khởi sắc hơn của cộng đồng doanh nghiệp nói chung, khi nền kinh tế vĩ mô ổn định và phục hồi. Giá xăng dầu giảm sâu, dẫn đến chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất – kinh doanh giảm mạnh. Tuy nhiên, năm qua lại xuất hiện những doanh nghiệp lần đầu tiên báo lỗ. CTCP Đại Thiên Lộc (DTL) là một trong những trường hợp đó, khi Công ty ghi nhận tổng doanh thu 1.862 tỷ đồng, đạt 74% kế hoạch, lỗ 57 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên DTL có lợi nhuận là con số âm kể từ khi lên niêm yết vào năm 2010, trong đó, riêng quý IV/2015, DTL lỗ hơn 39 tỷ đồng. Biên lãi gộp giảm, trong khi chi phí tài chính tăng và lỗ từ hoạt động khác là những nguyên nhân dẫn đến khoản lỗ trên của DTL. Đáng chú ý, tính đến hết năm 2015, hàng tồn kho của DTL đã lên tới con số hơn 1.260 tỷ đồng, tăng 14% so với hồi đầu kỳ và chiếm 75% tài sản ngắn hạn của Công ty.
Ở lĩnh vực chứng khoán, CTCK Ngân hàng Nông nghiệp (AGR) ghi nhận khoản lỗ lũy kế cả năm 2015 là 176 tỷ đồng. Đây cũng là năm đầu tiên AGR báo lỗ kể từ khi lên niêm yết, dù những năm trước đó, lác đác một vài quý, Công ty ghi nhận lợi nhuận âm. Riêng quý IV/2015, AGR lỗ gần 137 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 21 tỷ đồng. Năm qua, doanh thu môi giới, tự doanh và doanh thu khác của Công ty đều giảm so với năm 2014, riêng doanh thu từ đại lý phát hành chứng khoán tăng mạnh. Tính đến cuối năm 2015, Công ty có khoản phải thu khách hàng 1.048 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Điều đáng lưu ý là Công ty phải dự phòng khoản phải thu khách hàng lên tới gần 549 tỷ đồng, tăng 312 tỷ đồng so với mức trích lập hồi cuối năm 2014.
Sau 10 năm tham gia sàn niêm yết thì 2015 là năm đầu tiên CTCP Kim khí TP. HCM (HMC) thua lỗ, với mức lỗ hơn 33 tỷ đồng; trong đó, riêng quý IV/2015, Công ty lỗ 39,5 tỷ đồng. Năm qua, doanh thu của HCM đạt hơn 2.042 tỷ đồng, giảm 30% so với năm 2014.
Những khoản lỗ nằm ngoài dự báo
Với kết quả kinh doanh 3 quý đầu năm khá ổn định, cổ đông, nhà đầu tư thường chắc mẩm việc hoàn thành kế hoạch đối với doanh nghiệp là trong tầm tay. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng như những dự liệu của cổ đông. Ở nhiều doanh nghiệp, khoản lỗ bất ngờ công bố trong quý IV/2015 đã “thổi bay” thành quả của những quý trước.
CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) gây bất ngờ khi báo lỗ 190 đồng trong quý IV/2015. Đây là quý Công ty bị lỗ lớn nhất kể từ khi lên niêm yết, nguyên nhân chủ yếu là hoạt động đầu tư tài chính lỗ 135 tỷ đồng. Khoản lỗ này đã kéo lợi nhuận cả năm của ITA xuống còn hơn 182 tỷ đồng, giảm 65% so với mức thực hiện trong năm 2014 (510 tỷ đồng). Báo cáo tài chính quý IV/2015 của ITA cũng cho thấy, hàng tồn kho cuối năm của Công ty tăng gần 1.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, ở mức 5.292 tỷ đồng, tập trung tại KCN Tân Đức - Giai đoạn I và II và Dự án Khu E-City Tân Đức.
CTCP Đầu tư Châu Á -Thái Bình Dương (API) cũng “gây sốc” với khoản lỗ sau thuế hợp nhất quý IV/2015 gần 55 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến khoản lỗ trên, theo giải trình của API, là do Công ty chuyển nhượng hết cổ phần của CTCP Thép Đình Vũ và CTCP Đầu tư Bất động sản Hà Nội, ghi nhận khoản lỗ hơn 6,3 tỷ đồng; trong khi chi phí tài chính cũng tăng đột biến lên hơn 38,5 tỷ đồng. Cả năm 2015, API chỉ đạt doanh thu gần 2,6 tỷ đồng, chưa đầy 1% kế hoạch; lợi nhuận đạt 11,3 tỷ đồng, hoàn thành 16% kế hoạch.
Tổng kết năm 2015, CTCP Thép Việt Ý (VIS) đạt tổng doanh thu hơn 3.151 tỷ đồng, vượt nhẹ kế hoạch cả năm, nhưng Công ty lại lỗ ròng gần 52 tỷ đồng, trong khi năm ngoái VIS lãi 22,4 tỷ đồng. Trong đó, riêng quý IV/2015, VIS lỗ 26 tỷ đồng. Nguyên nhân là chi phí quản lý tăng đáng kể.
Trước đó, dù đã lường trước kết quả kinh doanh bết bát của CTCP Y tế Việt Nhật (JVC), nhưng cổ đông doanh nghiệp này vẫn bị “dội gáo nước lạnh” khi báo cáo tài chính bán niên 2015 sau soát xét của công ty này được công bố. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế từ hơn 4 tỷ đồng đã chuyển thành âm hơn 623 tỷ đồng do Công ty phải điều chỉnh tăng trích lập dự phòng các khoản phải thu hơn 623 tỷ đồng.
Có cả 1.001 lý do dẫn đến sự thua lỗ của doanh nghiệp trong quý chót của năm, trong đó không ngoại trừ lý do “ém” giá trị trích lập dự phòng vào quý cuối năm. Dẫu đây thuộc về quyền hạch toán kế toán của doanh nghiệp, nhưng việc bất ngờ đưa ra con số lỗ vào phút chót sẽ khiến cổ đông, nhà đầu tư suy giảm niềm tin nơi doanh nghiệp.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025