Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 20 tháng 01 năm 2025,
Diễn biến các cổ phiếu cần quan tâm tuần qua: PPC bứt phá, tăng hơn 6%
 
Mặc dù thị trường có tuần giảm điểm khá mạnh nhưng hầu hết các cổ phiếu được đưa ra khuyến nghị đều biến động nhẹ. Cùng nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* ACBS khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu DHG, VCSC khuyến nghị bán

Kết hợp phương pháp định giá DCF và P/E, giá mục tiêu của ACBS cho cổ phiếu DHG là 95.751 đồng/cổ phiếu, đồng thời khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu DHG.

Trong khi đó, VCSC hạ khuyến nghị CTCP Dược Hậu Giang (DHG) xuống bán do giá cổ phiếu trong 3 tháng qua đã tăng 21%.

Diễn biến cổ phiếu DHG tuần vừa qua có phần tích cực hơn khi sau mỗi nhịp điều chỉnh, cổ phiếu này ngay lập tức đảo chiều hồi phục và lấy lại những gì vừa để mất. Thống kê với 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DHG tăng nhẹ 1.100 đồng/Cp (+0,96%) từ mức 115.000 đồng/Cp lên 116.100 đồng/Cp.

* VCSC khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu ACB

Chúng tôi điều chỉnh giảm 0,8% giá mục tiêu dành cho Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) xuống 35.100 đồng/CP do áp dụng chi phí vốn chủ sở hữu cao hơn, phần nào được bù đắp nhờ điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận 2019, 2020, và 2021 lần lượt 2.0%, 5,5% và 2,5%. Vì vậy, chúng tôi giữ nguyên khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu này.

Thị trường đã đón nhận tuần giao dịch khá tiêu cực khi các chỉ số liên tiếp đón nhận những phiên giảm điểm, đáng kể phiên giảm sâu ngày cuối tuần 24/5 khi áp lực bán la rộng thị trường. Trong đó, nhóm cổ phiếu lớn ngân hàng cũng là một trong những nhân tố thiếu tích cực khi hầu hết đều diễn lình xình giằng co nhẹ.

Điển hình, cổ phiếu ACB đã có 3 phiên nhích nhẹ giữa tuần và 2 phiên giảm, tổng cộng cả tuần, cổ phiếu này đã không có biến động và giữ nguyên mức giá 29.200 đồng/Cp.

* VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu MBB

Chúng tôi nâng giá mục tiêu thêm 6,2% đạt 32.900 đồng/CP và giữ khuyến nghị mua dành cho Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam (MBB) với tổng mức sinh lời dự phóng 55,5%, khi nâng dự báo lợi nhuận các năm 2019/2020/2021/2023 thêm lần lượt 3,2%/0,1%/1,3%/7,0%/11,9%.

Tương tự ACB, thành viên khác của dòng bank là MBB cũng đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng nhẹ vào giữa tuần, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MBB nhích nhẹ 150 đồng/Cp (+0,7%) từ mức 21.200 đồng/Cp lên 21.350 đồng/Cp.

* VCSC khuyến nghị khả quan dành cho MSN

Chúng tôi giữ khuyến nghị khả quan dành cho CTCP Tập đoàn Masan (MSN). Chúng tôi kỳ vọng mảng kinh doạnh F&B (Thực phẩm/đồ uống) của MSN sẽ duy trì tăng trưởng doanh thu 2 chữ số nhờ tích cực triển khai sản phẩm mới, trong khi mảng kinh doanh thịt mát đã được người tiêu dùng đón nhận tích cực, mở đường cho việc mở rộng mạnh mẽ trong tương lai.

Sau 2 phiên đầu tuần khởi sắc, cổ phiếu MSN đã gặp áp lực chốt lời và quay đầu đi xuống. Đặc biệt trong phiên cuối tuần 24/5, lực bán ồ ạt tung ra trên diện rộng, trong đó không ngoại trừ MSN khiến cổ phiếu này giảm khá mạnh, lấy đi toàn bộ thành quả có được trước đó. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MSN giảm 700 đồng/Cp (0,81%) từ mức 89.800 đồng/Cp lên 91.000 đồng/Cp.

* VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu PPC

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua dành cho CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) và nâng giá mục tiêu thêm 12,7% lên 31.000 đồng/CP. Chủ yếu nhờ hủy bỏ dự án nâng cấp máy móc thiết bị và môi trường (vốn xây dựng cơ bản 4,7 nghìn tỷ đồng) và tăng trưởng tỷ lệ tăng trưởng năm cuối của mô hình định giá cao hơn để phản ánh triển vọng từ nhà máy Phả Lại 3.

Khuyến nghị của VCSC khá đúng và rất có thể việc hủy bỏ dự án nâng cấp máy móc thiết bị và môi trường cùng triển vọng từ nhà máy Phả Lại 3, đã giúp cổ phiếu PPC có tuần giao dịch khởi sắc. Thống kê với 1 phiên giảm duy nhất ngày 22/5 và 4 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PPC tăng 1.600 đồng/Cp (+6,02%) từ mức 26.600 đồng/Cp lên 28.200 đồng/Cp. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà công ty chứng khoán này đưa ra là 31.000 đồng/CP, giá hiện tại của PPC còn thấp hơn 9,03%.

* VCSC khuyến nghị khả quan cổ phiếu QNS

Chúng tôi nâng khuyến nghị dành cho CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS) lên khả quan dù điều chỉnh giảm giá mục tiêu 4% vì trong 3 tháng qua, giá cổ phiếu đã giảm 12%. Chúng tôi cho rằng QNS mang lại giá trị tốt với mức định giá hiện nay với lợi suất dòng tiền tự do theo dự báo của chúng tôi cho giai đoạn 2019-2021 đạt 11%-22% trong khi doanh thu từ sữa đậu nành đang cải thiện.

Mặc dù được nhận định khá tích cực nhưng sau tuần giảm khá sâu trước đó, cổ phiếu QNS chỉ có những phiên nhích nhẹ và chỉ đủ sức lấy lại thăng bằng. Thống kê với 3 phiên giảm và 1 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu QNS giảm nhẹ 100 đồng/Cp (-0,31%) từ mức 31.900 đồng/Cp xuống 31.800 đồng/Cp.

* VCSC khuyến nghị mua TLG với giá mục tiêu 73.000 đồng/CP

Chúng tôi giữ khuyến nghị mua dành cho CTCP Tập đoàn Thiên Long (TLG) đồng thời điều chỉnh giảm giá mục tiêu 9% xuống 73.000 đồng/CP với việc điều chỉnh giảm 2% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2019 và áp dụng WACC cao hơn.

Mặc dù được khuyến nghị mua vào cùng những dự định tương lai tươi sáng như kế hoạch kinh doanh năm 2019 đề ra tăng trưởng khả quan và HĐQT thống nhất thông qua quyết định đầu tư ra nước ngoài tại Singapore, nhưng cổ phiếu TLG đã có tuần giao dịch thiếu tích cực. Thống kê với 4 phiên giảm và 1 phiên đứng giá duy nhất ngày 23/5, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TLG giảm 1.900 đồng/Cp (-3,43%) từ mức 55.400 đồng/Cp xuống 53.500 đồng/Cp.

* BSC khuyến nghị mua BCC với giá mục tiêu là 11.200 đồng/CP

CTCK BIDV (BSC)

Chúng tôi khuyến nghị mua với cổ phiếu BCC với giá mục tiêu là 11.200 đồng/CP dựa trên kết hợp 2 phương pháp định giá so sánh P/E (P/E mục tiêu là 10) và phương pháp định giá EV/EBITDA (số nhân mục tiêu là 5x). 

Tuần qua, cổ phiếu BCC đã không có nhiều biến động. Thống kê với 2 phiên giảm, 1 phiên tăng duy nhất ngày 20/5 và 2 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BCC không biến động và giữ nguyên mức giá 8.700 đồng/Cp.

* FPTS khuyến nghị mua cổ phiếu LHG

nhà đầu tư được khuyến nghị mua cổ phiếu LHG quanh vùng giá 20.000 cho chiến lược giao dịch ngắn hạn. Trong đó, mức sinh lời kỳ vọng 13%, rủi ro dừng lỗ tối đa 5%, thời gian nắm giữ kỳ vọng 25 phiên giao dịch.

Thông tin chia cổ tức năm 2018 bằng tiền mặt tỷ lệ 16% đã hỗ trợ tích cực giúp cổ phiếu LHG giao dịch khởi sắc. Tuy nhiên, phiên cuối tuần 24/5, cùng với đà giảm sâu của thị trường, cổ phiếu LHG đã lao dốc, lấy đi phần nào thành quả. Cụ thể, với 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu LHG tăng 840 đồng/Cp (+4,55%) từ mức 18.460 đồng/Cp lên 19.300 đồng/Cp.

* FPTS khuyến nghị bán cổ phiếu CVT

Nhà đầu tư được khuyến nghị bán cổ phiếu CVT cho tầm nhìn ngắn hạn. Mức sinh lời kỳ vọng ước tính khoảng 12,24%, mức dừng lỗ tối đa 5,4%, thời gian nắm giữ kỳ vọng 15 phiên giao dịch.

Áp lực bán ra vẫn khá lớn khiến CVT vẫn nối tiếp những phiên đỏ điểm, tuy nhiên, trong tuần qua, cổ phiếu này đã có phiên hồi phục ngày 21/5 và giữ thăng bằng ở mốc tham chiếu trong phiên 23/5. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CVT giảm 450 đồng/Cp (-2,2%) từ mức 20.400 đồng/Cp xuống 19.950 đồng/Cp.

* VCSC khuyến nghị bán cổ phiếu GTN

Chúng tôi giữ khuyến nghị bán dành cho CTCP GTNfoods (GTN) do nỗ lực tái cấu trúc các mảng hoạt động như sữa (Mộc Châu Milk/MCM) và chè (Vinatea) chưa mang lại kết quả trong khi định giá lại kém hấp dẫn với P/E pro-forma 2019 là 53,1 lần (cộng trở lại phân bổ lợi thế thương mại từ các đợt M&A trong quá khứ)

Cổ phiếu GTN tuần qua vẫn tiếp tục trạng thái biến động nhẹ. Thống kê với 3phiên giảm và 1 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GTN nhích nhẹ 100 đồng/Cp (+0,55%) từ mức 18.100 đồng/Cp lên 18.200 đồng/Cp.

* VCSC khuyến nghị mua KBC với giá mục tiêu 16.700 đồng/CP

Chúng tôi nâng khuyến nghị dành cho Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) từ khả quan lên mua với việc điều chỉnh tăng 4,4% giá mục tiêu lên 16.700 đồng/CP (tổng mức sinh lời 26,4%).

Thống kê với 1 phiên giảm ngày 22/5, 2 phiên tăng và 2 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu KBC nhích nhẹ 100 đồng/Cp (+0,71%) từ mức 14.000 đồng/Cp lên 14.100 đồng/Cp. So với mức giá mục tiêu mà VCSC đưa ra là 16.700 đồng/CP, giá hiện tại của KBC còn thấp hơn 15,57%.

Dự thảo Luật chứng khoán sửa đổi có những điểm gì đáng chú ý?
Ngày 24/5, Ủy ban chứng khoán Nhà nước vừa có buổi trao đổi về Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, trong đó đề cập những như mục tiêu, lý do...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư