
-
Intel sẽ nghiên cứu chính sách mới của Việt Nam để triển khai các dự án đầu tư
-
Đồng Tháp yêu cầu chủ đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án
-
Đà Nẵng áp dụng thông lệ quốc tế trong thẩm định các dự án giao thông đô thị
-
Hà Tĩnh cần hơn 1.500 tỷ đồng nâng cấp Quốc lộ 1A qua Khu kinh tế Vũng Áng
-
Công - tư chung tay, Hà Nam tham vọng lớn với đô thị đại học quy mô hàng đầu cả nước -
Chưa tìm đủ nhà thầu xây đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu
Lo mô hình truyền thống bị phá vỡ
Số liệu thống kê về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018 là rất tích cực, với tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 20,33 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2017.
Tuy nhiên, mức tăng này có được phần lớn là do phần góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Nửa đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã bỏ ra tới 4,1 tỷ USD để góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, tăng 82,4% so với cùng kỳ năm 2017.
![]() |
Nhà máy Triom (Italy) tại Khu công nghiệp Quang Minh (Hà Nội) chuyên sản xuất đèn chiếu sáng ô tô và xe máy. Ảnh: Đức Thanh |
Trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp giảm so với cùng kỳ. Cụ thể, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới là 11,8 tỷ USD, bằng 99,7% so với cùng kỳ, trong khi vốn tăng thêm là 4,43 tỷ USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ. Ngược lại với xu hướng giảm của vốn đăng ký, thì vốn giải ngân lại đạt 8,37 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Đó là lý do khiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong báo cáo gửi Chính phủ mới đây, mặc dù vẫn đánh giá cao xu hướng tích cực của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, song đồng thời cũng bày tỏ lo ngại trước việc đầu tư nước ngoài kể từ đầu năm đã không giữ được mô hình truyền thống nữa, khi tốc độ tăng vốn giải ngân cao hơn tốc độ tăng vốn đăng ký.
Nguyên nhân của tình trạng này, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là do lượng vốn đăng ký các năm trước rất cao và hiện là thời điểm để nhà đầu tư thực hiện theo cam kết. Đồng thời, vốn đăng ký năm 2017 rất cao, nên khi so sánh, tốc độ tăng vốn đăng ký năm nay có xu hướng giảm cũng là điều dễ hiểu.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có 11,83 tỷ USD vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam, tăng 57,9% so với cùng kỳ năm 2016; trong khi vốn đăng ký tăng thêm là 5,14 tỷ USD, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm 2016.
“Việc giảm như vậy sẽ ảnh hưởng đến tốc độ thực hiện vốn FDI ở các năm sau”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.
Nếu diễn biến tiếp tục xu hướng như vậy thì sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Bởi lẽ, nhiều năm gần đây, các chuyên gia đều thống nhất cho rằng, số vốn FDI giải ngân mới là điều quan trọng nhất. Khi vốn giải ngân tăng trưởng chậm lại sẽ ảnh hưởng tới việc tăng năng lực mới cho nền kinh tế, qua đó tác động tới tăng trưởng GDP, nhất là trong bối cảnh khu vực FDI đang ngày càng đóng vai trò động lực quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam.
Thách thức từ chiến tranh thương mại
Một câu hỏi lớn được đặt ra trong thời gian gần đây là kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng thế nào bởi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc? Hẳn nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở thương mại, mà còn là dòng đầu tư từ nước ngoài đổ vào Việt Nam.
Câu trả lời đã được chuyên gia kinh tế Adam McCarty thuộc Mekong Economics tại Hà Nội khẳng định rằng, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã khiến các công ty từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông và Trung Quốc đổ tới Việt Nam, chủ yếu để đa dạng hóa đầu tư. Xu hướng này, theo ông Adam McCarty, là đặc biệt rõ trong công nghiệp chế biến - chế tạo, lĩnh vực mà chi phí ở Việt Nam rẻ hơn rõ rệt so với ở Trung Quốc.


Tờ South China Morning Post (Trung Quốc), sau khi dẫn lời ông Adam McCarty, thậm chí còn nhấn mạnh, việc Mỹ và Trung Quốc tiến sát bờ vực chiến tranh thương mại đã giúp đẩy mạnh dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam. Thực ra, xu hướng này là sẵn có, khi nhiều công ty nước ngoài đang có xu hướng chuyển khỏi Trung Quốc tới các nước Đông Nam Á để mở nhà máy, nhằm tiết kiệm chi phí. Cuộc xung đột Mỹ - Trung đã đẩy nhanh hơn quá trình này.
Có chung quan điểm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong khi trả lời báo giới đã cho rằng, chiến tranh thương mại cùng với xu hướng bảo hộ mậu dịch sẽ khiến dòng FDI trong khu vực và thế giới né các thị trường đang chịu mức thuế cao và hướng đến các thị trường ít có nguy cơ bị áp dụng các biện pháp bảo hộ. Xét trên góc nhìn này, xem ra, Việt Nam đang có nhiều lợi thế.
Mặc dù vậy, đứng trên góc độ cơ quan quản lý về đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không khỏi lo lắng về những biến động của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khi chủ nghĩa bảo hộ thương mại, căng thẳng địa chính trị tiếp tục lan rộng, cũng như khi các rủi ro suy giảm tăng trưởng xuất hiện ở các bạn hàng lớn của Việt Nam như Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc… Hệ lụy có thể sẽ xảy ra, khi kinh tế toàn cầu bất ổn.
Chưa kể, những thách thức liên quan đến cách mạng công nghiệp 4.0, khi mà khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ, cũng sẽ ảnh hưởng đến việc thu hút FDI.
“Nhân đà này, kết hợp với việc tổng kết 30 năm thu hút FDI tại Việt Nam, cần có sự điều chỉnh về chiến lược thu hút FDI, không chạy theo số lượng, mà tập trung thu hút các dự án lớn, có chất lượng, thân thiện với môi trường, có sức lan tỏa lớn, công nghệ tiên tiến...”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ quan điểm.

-
Quảng Ninh: Công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng
-
Hà Tĩnh cần hơn 1.500 tỷ đồng nâng cấp Quốc lộ 1A qua Khu kinh tế Vũng Áng
-
Công - tư chung tay, Hà Nam tham vọng lớn với đô thị đại học quy mô hàng đầu cả nước
-
Chưa tìm đủ nhà thầu xây đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu
-
Sẽ có 4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam thông xe trong dịp 30/4 -
Giao đầu mối chuẩn bị đầu tư cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum vốn 35.395 tỷ đồng -
Sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư -
Bộ Xây dựng đã giải ngân được 8.302 tỷ đồng, đạt 9,98% tổng kế hoạch năm 2025 -
Hà Nội đầu tư hơn 63 tỷ đồng cải tạo Nhà tập luyện và thi đấu bắn súng -
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng tiếp nhận tàu trọng tải đến 160.000 DWT giảm tải -
Long An ký kết 3 thỏa thuận hợp tác đầu tư với các đối tác Nhật Bản
-
1 Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
2 [Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản
-
3 TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
-
4 Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/4
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp