Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 03 tháng 05 năm 2024,
Diễn biến ngày thứ hai xét xử đại án tại Agribank
Bùi Trang - Đỗ Mến - 22/12/2015 14:11
 
Sáng 22/12, Hội đồng xét xử đã thẩm vấn Lê Minh Hiếu, nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Vietmade và CTCP Lifepro.

Trong vụ án này, có 4 pháp nhân liên quan gồm: (1) CTCP Enzo Việt hoạt động từ 2007 đến năm 2011;  (2) Công ty Liên doanh Lifepro Việt Nam, được chuyển đổi từ CTCP Enzo Việt; (3) CTCP Lifepro Việt Nam và (4) CTCP Vietmade.

Việc vay vốn của các công ty trên đều có liên quan đến nhau và cơ bản phục vụ cho Liên doanh Lifepro. Chẳng hạn CTCP Vietmade đã ký hợp đồng liên kết kinh tế để nhập khẩu nguyên phụ liệu may mặc cho Dự án Dệt – Nhuộm – May của Công ty Enzo Việt Nam. Số tiền 2,8 triệu Euro mua nguyên liệu đã được thanh toán qua L/C chuyển ra nước ngoài để chiếm đoạt nhưng thực tế không có nguyên liệu nhập về.

Các bị cáo tại phiên tòa
Các bị cáo tại phiên tòa

CTCP Lifepro đã ký 2 hợp đồng liên kết kinh tế để nhập khẩu nguyên phụ liệu may mặc cho Dự án Dệt – Nhuộm – May nói trên. Thực chất, đây là hợp đồng khống, chỉ để làm thủ tục vay vốn cho CTCP Enzo Việt.

Thực tế, từ cuối năm 2010 cho vay, CTCP Enzo Việt đã hết hạn mức tín dụng nhưng vẫn đề nghị chi nhánh Nam Hà Nội cho vay vốn. Phạm Thị Bích Lương, nguyên giám đốc chi nhánh biết rõ việc công ty hết hạn mức các lãnh đạo, cán bộ Agribank chi nhánh Nam Hà Nội đã tìm cách lách, nhưng cố tình giúp doanh nghiệp lách hạn mức cho vay dẫn đến thiệt hại tài sản nghiêm trọng.

Trước tòa, Lương phủ nhận việc chỉ đạo Chử Thị Kim Hiền, Phó giám đốc chi nhánh tìm và giới thiệu doanh nghiệp đứng ra ký kết hợp đồng liên kết với CTCP Enzo Việt.

Chử Thị Kim Hiền, nguyên Phó giám đốc chi nhánh Nam Hà Nội, chỉ thừa nhận ký vào hợp đồng giải ngân thanh toán L/C, không thừa nhận đã “dắt mối” hai công ty của Lê Minh Hiếu cho Enzo Việt. Bị cáo khai không có bất cứ tác động, gợi ý hay giới thiệu lãnh đạo của Enzo Việt gặp Hiếu.

Lê Minh Hiếu khai, trước khi thành lập hai công ty Vietmade và CTCP Lifepro đã quen biết với Chử Thị Kim Hiền. Tầm năm 2010, Hiền có gọi điện cho Hiếu giới thiệu có doanh nghiệp ở Ninh Bình hoạt động tốt, nhưng hết hạn mức cho vay, nay doanh nghiệp này đang tìm kiếm đối tác để hợp tác kinh doanh, liên kết nhập nguyên liệu may mặc. Nếu ký hợp đồng kinh tế liên kết làm ăn thì Hiếu sẽ được hưởng phần trăm.

Sau này Hiếu có gặp gỡ, tiếp xúc với CTCP Enzo Việt và Hiền cam kết ngân hàng sẽ cho vay vốn. Thực tế có vay được vốn thật.

Lê Minh Hiếu khai làm hồ sơ vay vốn theo hướng dẫn của cán bộ ngân hang và có sự chỉnh sửa so với thực tế doanh nghiệp. Ngân hàng hướng dẫn Hiếu viết bộ hồ sơ pháp nhân, pháp lý, vay vốn, thế chấp, phương án kinh doanh cho phù hợp với hợp đồng liên kết...

Đáng chú ý, dù doanh nghiệp của Hiếu không đủ điều kiện để được cho vay tín chấp nhưng vẫn có 80 tỷ đồng Agribank chi nhánh Nam Hà Nội cho vay không có tài sản đảm bảo.

Từ các hợp đồng này, Công ty của Hiếu được hưởng 3,8% tương đương với 19,5 tỷ đồng. Theo Lê Minh Hiếu số tiền này được nhận là hợp pháp và Hiếu đã dành 3 tỷ đồng “tự nguyện cám ơn các anh chị ở chi nhánh”.

Đối với quá trình thẩm định hồ sơ cho vay, Chử Thị Kim Hiền cho rằng “chi nhánh đã làm mọi việc đúng thủ tục, quy trình”. Cựu lãnh đạo chi nhánh ngân hàng chỉ nhận đã “thiếu trách nhiệm trong kiểm tra hàng hóa”. Phạm Thị Bích Lương lại khẳng định đến khi cơ quan điều tra vào cuộc, bị cáo mới biết Enzo Việt gian lận chiếm đoạt tiền ngân hàng, Hiếu làm sai lệch hồ sơ trình ngân hàng.

“Nếu biết công ty của anh Hiếu thua lỗ, bị cáo không bao giờ ký cho vay”, bị cáo Lương nói.

Đỗ Tiến Long, nguyên cán bộ tín dụng, thừa nhận những việc làm của ngân hàng là để “lách” hạn mức tín dụng, để doanh nghiệp vẫn tiếp tục được vay vốn.

Đại gia xếp hàng đấu giá đất vàng Kim Liên
Mặc dù phiên đấu giá 3,65 triệu cổ phần Công ty Du lịch Kim Liên diễn ra ngày mai (22/12) được dự báo thành công, nhưng câu chuyện thâu tóm khu đất...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư