
-
Tour văn hóa, lịch sử tại TP.HCM “cháy vé” dịp lễ 30/4
-
Hậu Giang phát triển du lịch Ngã Bảy thông minh, hiệu quả, bền vững
-
Thị xã Sơn Tây khẳng định vị thế trung tâm văn hóa, kinh tế phía Tây Hà Nội
-
Vì sao Việt Nam đang vượt Thái Lan trở thành điểm đến được khách Ấn Độ yêu thích?
-
Thành phố Huế: Chuỗi hoạt động chào mừng 30/4, 1/5/2025 -
Đã đến lúc du lịch Việt Nam thành điểm đến đáng sống, đáng yêu và đáng nhớ
![]() |
Cầu Bình Lợi cũ. (Ảnh sưu tầm). |
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia là Cầu đường sắt Bình Lợi (gồm nhịp 01 dài 22,9 m; nhịp 02 dài 40,9 m), tổng nguyên giá tài sản điều chuyển theo sổ kế toán là 13,888 tỷ đồng, giá trị còn lại theo sổ kế toán là 12,344 tỷ đồng từ Bộ GTVT về UBND TP.HCM quản lý theo quy định.
Sau khi thực hiện việc tiếp nhận tài sản từ Bộ GTVT, UBND TP.HCM chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện việc quản lý, bảo tồn theo quy định.
Trước đó, vào tháng 8/2023, UBND TP.HCM đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng đề xuất điều chuyển, tiếp nhận quản lý và bảo tồn công trình Cầu đường sắt Bình Lợi cũ (nhịp số 01, số 02 và tháp canh phía Thủ Đức), tuyến đường sắt Quốc gia Hà Nội - TP.HCM.
Theo UBND TP. HCM, cầu đường sắt Bình Lợi cũ tại Km1719+089 tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM thuộc TP. Thủ Đức được xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 1902.
Đây là công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa gắn với quá trình hình thành, phát triển của Sài Gòn - TP.HCM và của ngành đường sắt Việt Nam.
Cầu đường sắt Bình Lợi cũ có tim cầu cách tim cầu mới 12 m (khoảng đất trống giữa 2 cầu là 4 m) về phía thượng lưu sông Sài Gòn. Kết cấu công trình (bảo tồn) cầu đường sắt Bình Lợi cũ nằm hoàn toàn trong phạm vi ranh giới đất hành lang an toàn đường sắt Quốc gia của công trình cầu đường sắt Bình Lợi mới.
Vì vậy, UBND TP.HCM đề xuất thực hiện bảo tồn nguyên trạng công trình cầu đường sắt Bình Lợi cũ (kết cấu nhịp số 01, nhịp số 02 và tháp canh phía Thủ Đức) nhằm lưu giữ lại dấu tích của cầu đường sắt Bình Lợi gắn với không gian sông nước để phục vụ cho việc tìm hiểu nghiên cứu khoa học về ngành đường sắt và phát triển ngành du lịch.

-
Phố đi bộ hồ Gươm mở cửa 5 ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5 -
Quảng Ninh: Thêm nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, tham quan tại Cô Tô -
Hà Nội tăng sức hút với ưu đãi từ khách sạn 4 - 5 sao -
Vì sao Việt Nam đang vượt Thái Lan trở thành điểm đến được khách Ấn Độ yêu thích? -
Hà Nội: Nhiều chương trình văn hóa, du lịch, trải nghiệm đặc sắc dịp lễ 30/4, 1/5 -
Ứng dụng công nghệ số gia tăng trải nghiệm cho khách du lịch quốc tế -
Thành phố Huế: Chuỗi hoạt động chào mừng 30/4, 1/5/2025
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"