-
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng
Một nghịch lý thời gian qua là lãi suất ngân hàng khá cao trong bối cảnh lạm phát thấp. Ảnh: Đức Thanh |
Nghịch lý lạm phát thấp, lãi suất cao
Trong phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, thay mặt Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã báo cáo một số nội dung chủ yếu đánh giá Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, trong đó có chính sách tiền tệ.
Báo cáo phản ánh việc quá chú trọng kiềm chế lạm phát, theo nhiều ý kiến, cũng là nguyên nhân khiến lãi suất cao. Đặc biệt là cuối năm 2022, đầu năm 2023, trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn, việc điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng được thực hiện quá chậm là những bất cập trong công tác điều hành cần rút kinh nghiệm.
Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, số vốn đầu tư công chậm giải ngân tồn đọng gửi tại các tổ chức tín dụng và tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng thấp, lạm phát thấp, lãi suất cao là những nghịch lý, thể hiện sự bất cập trong công tác điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Cũng cần nói thêm, đây không phải chỉ là nhận xét từ các cơ quan của Quốc hội. Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, một số chuyên gia kinh tế cũng nhận định, tăng trưởng cao, lạm phát thấp là nghịch lý cần phải giải mã. Theo TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, tăng trưởng GDP cao trong điều kiện lạm phát thấp được duy trì suốt mấy năm qua, trong tình trạng doanh nghiệp Việt Nam “bị khát vốn” cao độ, gây tác động tiêu cực không nhỏ đến nỗ lực tăng trưởng.
Trước đó, từ giữa năm 2022, TS. Trần Đình Thiên cho rằng, không được sợ lạm phát, phải tin vào năng lực quốc gia, phải tiếp tục bơm tiền cho nền kinh tế trên tinh thần phục hồi và phát triển.
Vẫn liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, ở nỗi lo dài hạn hơn về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, Thường trực Ủy ban Kinh tế nêu rõ, việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém chậm cũng có tác động tiêu cực đến thị trường tiền tệ, ảnh hưởng đến việc tiết giảm chi phí, hạ lãi suất của các tổ chức tín dụng.
Đề nghị từ cơ quan của Quốc hội với Chính phủ là cần đánh giá việc xử lý sở hữu vượt mức quy định và sở hữu chéo, bởi tình trạng “sở hữu chéo”, tài sản bảo đảm được định giá không đúng giá trị, cho vay các doanh nghiệp “nội bộ”, “sân sau” còn phức tạp.
“Thường trực Ủy ban Kinh tế thấy rằng, báo cáo của Chính phủ mới tập trung vào các nguyên nhân khách quan, đề nghị bổ sung nguyên nhân chủ quan của các tồn tại, hạn chế gắn với trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan liên quan”, báo cáo thẩm tra nêu quan điểm.
Thời gian tới, theo cơ quan của Quốc hội, cần quyết liệt hoàn thành dứt điểm cơ cấu lại 4 lĩnh vực trọng tâm, trong đó có cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (đã yêu cầu hoàn thành từ nhiệm kỳ trước) để dành nguồn lực cho cơ cấu lại các lĩnh vực khác.
Thống đốc “phản biện”
Báo cáo giải trình tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng, đánh giá quá chú trọng kiềm chế lạm phát cũng là nguyên nhân khiến lãi suất cao là ý kiến nhìn từ các góc độ riêng lẻ. Còn đối với việc điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, thì phải đứng trên cục diện tổng thể của nền kinh tế, đó là Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ yêu cầu phải giảm mặt bằng lãi suất, phải đảm bảo ổn định được thị trường tiền tệ, ngoại hối và đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Chính vì thế, những tháng cuối năm 2022, thế giới tăng lãi suất rất cao và xét thấy trong năm 2022, Việt Nam có thể kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu của Quốc hội, nên những tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ nguyên lãi suất điều hành và không điều chỉnh tăng như các nước.
Tuy nhiên, đến tháng 10/2022, sự kiện SCB bị rút tiền hàng loạt xảy ra. Lúc này, Ngân hàng Nhà nước cần phải tập trung ưu tiên là đảm bảo an toàn hệ thống và ngăn ngừa nguy cơ đổ vỡ như sự đổ vỡ của các ngân hàng trên thế giới. Vì thế, mọi biện pháp lúc đó phải tập trung cho việc ngăn ngừa tính đổ vỡ hệ thống.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói thêm rằng, khi đó, các tổ chức tín dụng cũng căng thẳng về thanh khoản, một số tổ chức tín dụng còn bị thiếu dự trữ bắt buộc và nguy cơ mất khả năng chi trả là hiện hữu.
Bởi vậy, tại thời điểm đó, Ngân hàng Nhà nước cũng chưa điều chỉnh tăng trưởng tín dụng, mà phải tập trung thanh khoản của hệ thống đáp ứng nhu cầu chi trả cho người dân. Đến tháng 10, tháng 11/2022, thanh khoản được cải thiện dần, đầu tháng 12/2022, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh ngay về tăng trưởng tín dụng.
Nhận định lạm phát thấp, lãi suất cao là nghịch lý, theo Thống đốc, cũng cần cân nhắc, bởi vì ý kiến này cũng từ góc độ chỉ nhìn về vấn đề lạm phát và lãi suất. Còn điều hành lãi suất cũng như các công cụ của chính sách tiền tệ phải căn cứ vào mục tiêu lạm phát, các dự báo và xu hướng của lạm phát trên thế giới và trong nước, yêu cầu ổn định tỷ giá, cũng như phải đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống.
“Những nhiệm vụ này không thể hy sinh nhiệm vụ nào cả, cần phải có sự hài hòa, linh hoạt trong điều hành. Nếu xu hướng lạm phát có thể bùng lên, thì chính sách tiền tệ cũng phải nghĩ đến việc phòng ngừa và chuẩn bị cho xu hướng thắt chặt”, bà Hồng giải thích.
Liên quan việc xử lý các ngân hàng yếu kém, “phản biện” của Thống đốc có phần yếu ớt hơn. Bà Hồng nói, đây thực sự là một việc rất khó, cần có thời gian. Xử lý ngân hàng yếu kém trong điều kiện bình thường đã khó, trong bối cảnh nửa nhiệm kỳ vô cùng khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước thì vấn đề này cũng đang ở trong giai đoạn hoàn tất.
Chính sách về tiền tệ, nếu chỉ nhìn ngắn quá cũng không được. Mục tiêu cuối cùng vẫn phải củng cố nền tảng, vì một trong những trọng tâm của tái cơ cấu là tái cơ cấu thị trường tài chính, tiền tệ, nâng cao sức cạnh tranh, có thể chống được va đập của các cú sốc bên trong, bên ngoài. Đây là nhiệm vụ không thể nào không lưu tâm được, nhất là trong điều kiện nền kinh tế có độ mở lớn, thế giới thì biến động mạnh.
Báo cáo trình Quốc hội phải nhấn thêm vấn đề này và đúng là chính sách về tiền tệ, tín dụng không thể nào hạ chuẩn được. Hạ chuẩn là chỉ giải quyết được trước mắt, nhưng lâu dài lại gay, nên giải quyết hài hòa được chuyện này cũng khó, chứ không dễ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
-
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng -
Eximbank khẳng định không nhận được quyết định thanh tra hoạt động cấp tín dụng -
Phó thống đốc Đào Minh Tú: Thực hành ESG là vấn đề nóng và cấp bách -
Hơn 22% dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội -
VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024 -
Các ngân hàng đóng vai trò mắt xích quan trọng trong thực thi ESG
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"