-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Tái cơ cấu sản phẩm trong quý II/2017
Động thái đáng chú ý của đại gia ngành phân phối các sản phẩm công nghệ này trong quý II/2017 là việc tái cơ cấu sản phẩm.
Cụ thể, Digiworld đã thực hiện thay đổi cơ cấu sản phẩm trong nhóm ngành điện thoại, tập trung kinh doanh các dòng sản phẩm sử dụng trọn gói dịch vụ phát triển thị trường (MES) để cải thiện biên lợi nhuận. Lợi nhuận từ các sản phẩm mới mang thương hiệu Xiaomi bắt đầu được ghi nhận từ quý II/2017. Trong khi đó, công ty này cũng đẩy mạnh phân phối thiết bị văn phòng, nhờ đó, các sản phẩm này cũng đã đóng góp đáng kể vào lợi nhuận chung trong quý vừa qua.
Ngành hàng chăm sóc sức khỏe được kỳ vọng đóng góp 80 tỷ đồng doanh thu cho Digiworld trong năm nay |
Những động thái trên đã giúp Digiworld đẩy biên lợi nhuận lên cao hơn so với giai đoạn trước. Theo kết quả kinh doanh quý II/2017, doanh thu thuần đạt 791 tỷ đồng, giảm 148,8 tỷ so với cùng kỳ năm trước, nhưng lợi nhuận hợp nhất sau thuế quý II/2017 của đại gia này đã có sự tăng tốc, đạt 20,4 tỷ đồng, tăng 77% so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn vào hoạt động tài chính của Digiworld trong năm nay, có thể thấy, đại gia này đã thanh toán các khoản nợ tiền hàng cho các đối tác nhanh chóng hơn so với năm ngoái. Theo đó, tổng các khoản phải trả người bán tính đến giữa năm 2017 là khoảng 90,9 tỷ đồng, chỉ bằng 1/3 so với thời điểm đầu năm. Những khách hàng lớn thường cho Digiwold nợ tiền hàng là các công ty như Dell Global, Asus và Lenovo. Tuy phải thanh toán tiền hàng sòng phẳng hơn, nhưng số tiền người mua ứng trước tiền hàng cho Digiwold cũng tăng gấp 3 so với thời điểm đầu năm, đạt hơn 30,7 tỷ đồng.
Hiện nay, vốn chủ sở hữu của Digiwold là 638 tỷ đồng, trong khi tổng vay nợ là 600 tỷ đồng, tức là tỷ lệ vay nợ khá an toàn. Riêng tổng vay ngắn hạn của Digiwold đạt 432 tỷ đồng và đang có 5 ngân hàng rót vốn lưu động cho đại gia này, gồm Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng HSBC Việt Nam, Ngân hàng ANZ và Ngân hàng TMCP Hàng hải.
Kỳ vọng nửa cuối năm 2017
Sau giai đoạn cơ cấu lại danh mục sản phẩm nhằm gia tăng biên lợi nhuận, nửa cuối năm 2017, Digiworld đặt nhiều kỳ vọng vào sự góp mặt của sản phẩm mới là nhóm ngành hàng chăm sóc sức khỏe và đầu tư cho hoạt động chăm sóc khách hàng.
Cơ cấu vốn và tài sản của Digiworld tại thời điểm 31/6/2017
Tổng tài sản: 1.238 tỷ đồng
Tài sản dài hạn: 93 tỷ đồng
Tài sản ngắn hạn: 1.145 tỷ đồng
Tổng nguồn vốn: 1.238 tỷ đồng
Nợ phải trả: 600 tỷ đồng
Vốn chủ sở hữu: 638 tỷ đồng
Đánh giá tiềm năng của nhóm hàng chăm sóc sức khỏe, ông Đoàn Hồng Việt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Digiworld cho biết, ước tính, ngành hàng này có biên lợi nhuận trên 60%, có thể đóng góp 80 tỷ đồng doanh thu cho Công ty trong năm nay và được kỳ vọng tăng trưởng 100%/năm, đạt mục tiêu doanh thu hơn 600 tỷ đồng vào năm 2020.
Hiện nay, các công ty dược lớn thường sản xuất và tự phân phối sản phẩm của mình, trong khi trên thị trường còn có một số lượng khá lớn các công ty nhỏ chỉ sản xuất và phân phối ở phạm vi nhỏ, chứ không đủ sức triển khai toàn quốc. Từ thực tế đó, chiến lược của Digiworld là nhắm đến việc phân phối sản phẩm cho các đối tượng này.
Ngoài việc tung quân vào mảng chăm sóc sức khỏe, kỳ vọng khác của Digiworld trong nửa cuối 2017 là đầu tư cho hoạt động chăm sóc khách hàng. Một trong những động thái gần đây của đại gia này là việc bắt tay với Công ty B2X (một doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng cho điện thoại thông minh và các thiết bị kết nối Internet) thành lập Công ty Liên doanh B2X Care Solutions Việt Nam.
Liên doanh vừa được thành lập giữa B2X và Digiworld chuyên về dịch vụ hậu mãi. Mục đích của liên doanh này còn nhằm giúp B2X mở rộng được hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và giúp Digiworld nâng cao chất lượng dịch vụ cho các thương hiệu điện thoại, điện tử bằng giải pháp chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp hơn.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025