-
Liveshow Dốc Mộng Mơ - Anh em kết đoàn 2025 ủng hộ 2 tỷ đồng xóa nhà tạm, dột nát -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ Vụn Art thực hiện ý tưởng khởi nghiệp mở quán café -
Đẩy nhanh xây dựng hồ sơ khoa học trình UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm -
Bến Tre tổ chức nhiều sự kiện nhân dịp 125 năm thành lập tỉnh (1/1/1900 - 1/1/2025) -
Dấu ấn Khu trưng bày thành tựu 80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam -
“Hộp quà bất ngờ” từ Vinamilk và Quỹ sữa tặng trẻ thơ vùng cao Tuyên Quang
Đồ án được thực hiện qua 6 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Định hướng tầm nhìn và ý tưởng quy hoạch/ Báo cáo xin ý kiến các Sở, ngành, địa phương có liên quan.
Giai đoạn 2: Định hướng chiến lược và phát triển không gian/ Báo cáo xin ý kiến các Sở, ngành, địa phương có liên quan.
Giai đoạn 3: Phát triển (nội dung) quy hoạch/ Báo cáo tham vấn chuyên gia, các tổ chức, và cộng đồng dân cư nơi có di tích.
Giai đoạn 4: Thiết lập hồ sơ trình thẩm định/ Báo cáo xin ý kiến và thông qua các cấp có thẩm quyền tỉnh Ninh Bình.
Giai đoạn 5: Thiết lập hồ sơ trình duyệt/ Báo cáo xin ý kiến các Bộ, Ngành; Trình Hội đồng thẩm định; Trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Giai đoạn 6: Hoàn thiện hồ sơ cuối cùng theo quyết định phê duyệt/ Hoàn thiện, giao nộp hồ sơ cuối cùng theo quyết định phê duyệt; Báo cáo công bố quy hoạch.
Hội nghị nghe báo cáo phương án tổng thể về đồ án Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư. Ảnh Cổng thông tin điện tử Ninh Bình |
Hiện nay, đồ án đang được triển khai đến giai đoạn 3. Sau hội nghị, đồ án sẽ được triển lãm trưng bày, lấy ý kiến cộng đồng dân cư theo quy định tại điều 6, Nghị định 166 năm 2018 của Chính phủ, là tiền đề để bước vào giai đoạn 4 - thiết lập hồ sơ trình thẩm định, báo cáo xin ý kiến và thông qua các cấp có thẩm quyền của tỉnh.
Tại hội nghị, các chuyên gia, nhà khoa học đã trao đổi, đóng góp ý kiến vào nội dung phương án, ý tưởng Quy hoạch. Đánh giá phương án Quy hoạch đã được đơn vị tư vấn xây dựng đảm bảo chất lượng, có tính khả thi, đáp ứng được yêu cầu, nội dung của nhiệm vụ lập quy hoạch, đồng thời bám sát nội dung tại Quyết định số 56/QĐ-TTg ngày 7/2/2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Các chuyên gia cũng nêu rõ: Trong nội dung Quy hoạch cần quan tâm đến những giá trị đặc sắc của Cố đô Hoa Lư, nhất là những di sản văn hóa phi vật thể; định hình rõ chức năng của Cố đô Hoa Lư trong mối liên kết với kinh đô Thăng Long và Cố đô Huế, từ đó xác định quan điểm, phương hướng phục dựng; cần nhấn mạnh làm nổi bật thêm vị trí, vai trò của Cố đô Hoa Lư cũng như mục tiêu trở thành Đô thị di sản thiên niên kỷ; việc lập quy hoạch cần tập trung vào các yếu tố gốc cần được bảo tồn là cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, các công trình kiến trúc, di tích, vai trò hạt nhân của con người trong ý tưởng quy hoạch.
Toàn cảnh khu di tích Cố đô Hoa Lư |
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đánh giá cao ý tưởng quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư do đơn vị tư vấn trình bày, đã khẳng định được giá trị đặc biệt của Cố đô và hướng đến tầm nhìn lâu dài là phát triển kinh tế di sản.
Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao tiếp thu ý kiến của Bí thư Tỉnh ủy và tham vấn của các chuyên gia, nhà khoa học để cùng với đơn vị tư vấn hoàn thiện phương án quy hoạch, bám sát vào Quyết định 56, năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ và thực tế phát triển của tỉnh, đảm bảo phương án quy hoạch Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư phải hài hòa, phù hợp với các quy hoạch khác của tỉnh Ninh Bình trước đó.
Để phương án Quy hoạch có tính khả thi cao, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đề nghị đơn vị tư vấn quan tâm đến quy mô lập quy hoạch, những di tích có liên quan trực tiếp tới sự hình thành và phát triển của Cố đô Hoa Lư. Đồng thời tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương hoàn chỉnh phương án quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong thời gian tới và sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch là Không gian hình thành, phát triển Cố đô lịch sử; không gian cảnh quan, các địa danh, địa điểm, địa giới tự nhiên có quan hệ mật thiết trong quá trình hình thành Nhà nước Đại Cồ Việt và Cố đô Hoa Lư, bao gồm: khu vực Kinh thành, Hoàng thành, khu vực đồn trú, phủ đệ, lăng mộ, đình đền, chùa thuộc địa bàn các huyện: Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, Yên Mô, Yên Khánh và thành phố Ninh Bình. Trong đó tập trung vào khu vực trung tâm Cố đô Hoa Lư và phụ cận.
-
Hà Nội thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên tinh thần tự giác, tự nguyện -
Liveshow Dốc Mộng Mơ - Anh em kết đoàn 2025 ủng hộ 2 tỷ đồng xóa nhà tạm, dột nát -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ Vụn Art thực hiện ý tưởng khởi nghiệp mở quán café -
Đẩy nhanh xây dựng hồ sơ khoa học trình UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
-
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, bỏ quy đổi điểm 10 với chứng chỉ ngoại ngữ -
Phát triển vùng nguyên liệu cho sản phẩm OCOP -
Bến Tre tổ chức nhiều sự kiện nhân dịp 125 năm thành lập tỉnh (1/1/1900 - 1/1/2025) -
Những điểm mới trong quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 -
Nhiều địa phương chấn chỉnh “mạnh tay” việc dạy thêm, học thêm -
Dấu ấn Khu trưng bày thành tựu 80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam -
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua "Công ước Hà Nội" về tội phạm mạng
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion