
-
Bức tranh dịch chuyển sản xuất thuốc chất lượng Nhật tại Dược Hậu Giang
-
Cần nhanh chóng chuyển dịch từ quản trị truyền thống sang quản trị thông minh
-
Chính thức chuyển giao phần vốn Nhà nước tại Bệnh viện GTVT từ Bộ GTVT về SCIC
-
Doanh nghiệp nhà nước Cần Thơ lãi trên 506 tỷ đồng -
EVNGENCO2 sẽ chào sàn với giá khởi điểm 24.520 đồng/cổ phiếu -
Thương mại 2 chiều Việt Nam-Canada đạt 5,1 tỷ USD trong năm 2020
![]() |
Xuất khẩu giày dép, túi xách năm 2020 dự báo sẽ sụt giảm mạnh vì dịch bệnh |
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, xuất khẩu giày dép, túi xách năm 2020 dự kiến chỉ đạt 20 tỷ USD, sụt giảm 2 tỷ USD so với thực hiện năm 2019 và bỏ xa so với mục tiêu 24 tỷ USD đề ra hồi đầu năm.
9 tháng năm 2020, shỉ số sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2019. Cũng giống như ngành dệt may, ngành sản xuất, xuất khẩu giày dép là ngành chịu tác động tiêu cực do tác động của dịch bệnh Covid-19. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại 9 tháng đầu năm ước đạt 12,08 tỷ USD, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi xuất khẩu túi xách, vali, ô dù cũng giảm 16,9%, chỉ đạt 2,3 tỷ USD.
Với sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ của thị trường Mỹ và châu Âu trong bối cảnh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đã và đang sẽ tác động rất lớn đến tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam.
Nếu như năm 2019, xuất khẩu giày dép, túi xách Việt Nam đạt 22 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2018, thì năm 2020 dự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành da giày đạt khoảng 20 tỷ USD, giảm 2 tỷ USD so với 2019 do đại dịch Covid-19.
Cần phải nói thêm, năm 2019 được xem là năm thành công của ngành da giày, túi xách Việt Nam, khi kim ngạch xuất khẩu đạt 22 tỷ USD, tăng 12,2% so với 2018, trong đó 18,3 tỷ USD giày dép và 3,7 tỷ USD túi xách.
Từ nay đến cuối năm, dự báo đầu ra của ngành da giày sẽ tiếp tục gặp khó, bởi phụ thuộc nhiều vào khả năng khống chế dịch của Mỹ và châu Âu, vốn là 2 thị trường tiêu thụ giày dép lớn của nước ta, do dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Động lực lớn nhất cho tăng trưởng của ngành chính là Hiệp định thương mại tự do EVFTA có hiệu lực.Dù vậy, cơ hội bứt phá về xuất khẩu trong những tháng cuối năm sang EU không còn nhiều, do nhiều thị trường trong khối đang ghồng mình chống dịch.
Để có thể tận dụng cơ hội từ Hiệp định này nhằm gia tăng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã lên phương án như tái cơ cấu bộ máy, sẵn sàng hạ tầng nhà xưởng, nguyên liệu nhằm đáp ứng theo các cam kết của Hiệp định, đồng thời tăng cường đầu tư máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Theo số liệu của Tạp chí Wold Footwear, trong tổng sản lượng giày dép toàn thế giới năm 2019 ước đạt gần 25 tỷ đôi, Việt Nam đứng thứ 3 với sản lượng đạt khoảng 1,4 tỷ đôi, chiếm 5,4% tổng sản lượng giày dép thế giới.

-
Thách thức trong sản xuất điện với EVNGENCO3 -
Việt Nam liên tục xuất siêu trong giai đoạn 2016 - 2020 -
Doanh nghiệp ngoại tăng đầu tư đón cơ hội từ các FTA -
‘Bùng nổ’ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại -
3,8 triệu tấn phân bón được nhập khẩu về Việt Nam trong năm 2020 -
Ukraine đề xuất một FTA song phương với Việt Nam
-
Mang mùa Xuân về với người dân xứ Quảng
-
AVG hợp tác chiến lược với Smart Media, tăng tốc phát triển truyền hình trả tiền
-
Phân bón Phú Mỹ ra mắt sản phẩm mới Đạm Phú Mỹ + KeBo
-
Huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) - Điểm sáng cho những nhà đầu tư bất động sản
-
Vinhomes vinh danh các đại lý xuất sắc nhất năm 2020
-
Đất nền tăng giá nhờ địa điểm thuận tiện, an toàn pháp lý