
-
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm
-
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình
-
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” khi Mỹ điều chỉnh thuế quan
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế -
Thuế 46% đối với Việt Nam: Chuyển dịch chuỗi cung ứng, định hình lại trật tự kinh tế toàn cầu?
![]() |
Đoàn tàu này xuất phát ngày 22/11 từ ga Hoàng Cương, thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc và đích đến là ga Yên Viên, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Đoàn tàu này bao gồm 33 container 40’chứa các sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam như nội thất văn phòng, thực phẩm, phụ tùng linh kiện ô tô...
Sau khi đến Việt Nam, đoàn tàu sẽ quay về Trung Quốc với các loại hàng hóa xuất sang Trung Quốc là nông sản, khoáng sản, sản phẩm điện tử... Đoàn tàu được làm thủ tục thông quan ở các ga đầu cuối. Tại ga biên giới hai nước, đoàn tàu được làm thủ tục chuyển tiếp hải quan về ga đích.
Việc tổ chức chạy tàu chuyên container trên đường sắt đem lại lợi ích to lớn cho khách hàng, rút ngắn được thời gian vận chuyển từ 15 ngày bằng đường biển xuống chỉ còn 4 ngày với thủ tục hải quan nhanh gọn, thuận tiện. Cước phí vận chuyển giảm một nửa so với đường bộ. Dự kiến sau chuyến chạy thử đầu tiên, hai bên sẽ tiến hành chạy đều đặn với tần suất 1 chuyến/tuần sau đó nâng dần lên thành 3 chuyến/tuần.
Đây là kết quả từ hoạt động hợp tác giữa Đường sắt Trung Quốc và Đường sắt Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua. Đại diện phía ĐSTQ là Công ty TNHH container Đường sắt Trung Quốc (CRCT) và phía Việt Nam là Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại Đường sắt (RATRACO).
Hai đơn vị đã tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng quản lý vỏ container của nhau tại lãnh thổ của mình và hợp đồng phân công làm đại lý cho nhau trong việc tiếp nhận, làm thủ tục hải quan và đưa hàng đến kho khách hàng tại mỗi nước. Trong thời gian tới, hai bên tiếp tục khai trương các đoàn tàu chuyên tuyến đến Việt Nam từ các thành phố khác của Trung Quốc.
Hai bên cũng đang nỗ lực kết nối với các khách hàng để tiến hành vận chuyển hàng hóa từ Châu Âu, Nga, các nước Trung Á chuyển tiếp qua Trung Quốc về Việt Nam và ngược lại. Sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như quá cảnh qua nước thứ ba ngày một tăng. Loại hình vận chuyển bằng container trên đường sắt sẽ là lựa chọn hàng đầu cho khách hàng tại mỗi nước.

-
Thủ tướng: Giải phóng toàn bộ sức sản xuất của nền kinh tế thông qua phát triển kinh tế tư nhân -
Muốn tăng trưởng đột biến, TP.HCM phải tăng tổng cầu và dồn lực đầu tư -
Sự tham gia, đóng góp nổi bật của Quốc hội Việt Nam trong IPU -
Nhà vua và Hoàng hậu Vương quốc Bỉ thăm và làm việc tại TP. Hải Phòng -
Ban Bí thư chuẩn y ông Vũ Quyết Tiến giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh -
Tăng trưởng quý I/2025 của TP.HCM cao nhất trong 5 năm -
Sắp tăng giá dịch vụ sử dụng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thêm 5%
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng