
-
Vietjet là nhà đầu tư tổ hợp bảo dưỡng tàu bay Long Thành vốn 1.543 tỷ đồng
-
Xây dụng tiêu chí xuất xứ hàng hóa, chặn gian lận thương mại
-
Nếu không có doanh nghiệp nhỏ, "đại bàng" sống với ai?
-
BAF xây chung cư nuôi heo; VIMC hoán đổi “tay chèo”; Tổng công ty Xi măng Việt Nam lãi trở lại
-
“Thiết kế” môi trường phù hợp phục vụ mục tiêu khởi nghiệp -
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT
![]() |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Theo đó, Cục Quản lý cạnh tranh đề nghị doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp báo cáo chi tiết các nội dung về phạm vi hoạt động bán hàng đa cấp, mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, doanh thu bán hàng đa cấp, hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế, khuyến mại trả cho người tham gia bán hàng đa cấp và thực hiện nghĩa vụ ngân sách đối với nhà nước.
Cơ quan này cũng yêu cầu doanh nghiệp bán hàng đa cấp thông tin chi tiết về các chương trình khuyến mại, tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo và đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp cũng như việc mua lại hàng hóa từ người tham gia bán hàng đa cấp và báo cáo tài chính năm 2016 đã được kiểm toán.
Thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh cho thấy, tính đến đầu năm 2016, có 67 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, nhưng đến cuối tháng Ba năm nay, số lượng doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã giảm xuống còn 37 doanh nghiệp (tương đương mức giảm 45% so với cuối năm 2015).
Trong số này, có 15 doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận, 12 doanh nghiệp chủ động chấm dứt hoạt động và 3 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.
Ngoài ra, theo số liệu báo cáo của 37 doanh nghiệp, tổng số lượng người tham gia bán hàng đa cấp tính đến cuối năm 2016 là 637.637 người, giảm 212.363 người, tương đương giảm 25% so với cuối năm 2015.
Đáng chú ý, tổng doanh thu bán hàng đa cấp năm 2016 đạt khoảng 7.800 tỷ đồng, giảm khoảng 200 tỷ đồng so với năm 2015, tương đương mức giảm khoảng 2,5%.
Trong số đó, doanh thu bán hàng đa cấp chủ yếu đến từ thực phẩm chức năng là 59% và mỹ phẩm là 24%. Ngoài ra, doanh thu từ đồ gia dụng chiếm 6,6%, doanh thu từ quần áo thời trang chiếm 2%, doanh thu từ thiết bị chiếm 0,5%, còn lại 8,2% là các mặt hàng khác.
Cũng theo Cục Quản lý cạnh tranh, tổng số hoa hồng và các lợi ích kinh tế mà các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã chi trả cho người tham gia bán hàng đa cấp đạt khoảng 2.400 tỷ đồng, chiếm khoảng 31% tổng doanh thu toàn ngành. Trong đó, giá trị khuyến mại quy đổi thành tiền đạt khoảng 44 tỷ đồng, chiếm khoảng 2% tổng giá trị hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế.
Lợi nhuận sau thuế của ngành chỉ đạt 177 tỷ đồng, tương ứng 2,2% doanh thu. Trong tổng số 37 doanh nghiệp thực hiện báo cáo, chỉ có 11 doanh nghiệp đạt lợi nhuận dương. Tổng số thuế đã nộp về ngân sách nhà nước trong năm 2016 ước đạt 881 tỷ đồng.
"Một số doanh nghiệp có doanh thu rất cao nhưng tỷ lệ lợi nhuận trước thuế rất thấp, chỉ đạt từ 0,5% đến 3,8%," đại diện Cục Quản lý cạnh tranh cho hay.

-
Giữ ngọn lửa tinh thần kinh doanh sáng mãi -
BAF xây chung cư nuôi heo; VIMC hoán đổi “tay chèo”; Tổng công ty Xi măng Việt Nam lãi trở lại -
“Thiết kế” môi trường phù hợp phục vụ mục tiêu khởi nghiệp -
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT -
Còn nhiều dư địa cho thương mại với Mỹ -
Generali Việt Nam ghi dấu với cú đúp giải thưởng tại Insurance Asia Awards 2025 -
Coca-Cola khánh thành nhà máy công suất 1 tỷ lít/năm
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng