Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 19 tháng 03 năm 2024,
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục đề nghị quy định chiết khấu cố định cho khâu bán lẻ
Khánh An - 06/02/2023 13:53
 
Sau khi Bộ Tài chính có Công văn 973/BTC-QLG gửi Bộ Công thương nhắc tới quy định chiết khấu cố định cho khâu bán lẻ, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đề nghị mức này là 5-6% trên giá bán lẻ.
.
Nhóm doanh nghiệp kiến nghị chiết khấu cố định cho khâu bán lẻ khoảng 5%-6% trên giá bán lẻ tùy theo thời điểm.

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu vui mừng sau khi Bộ Tài chính có Công văn 973/BTC-QLG gửi Bộ Công thương về việc đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung các quy định về kinh doanh xăng dầu. 

“Chúng tôi rất mừng, vì Bộ Tài chính đã lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu và thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ". Chúng tôi rất cần sự lắng nghe và chia sẻ này từ các bộ, ngành quản lý nhà nước", đại diện nhóm doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu vừa có kiến nghị khẩn cấp gửi Thủ tướng Chính phủ phản ánh về việc “bị phân biệt đối xử” chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Đầu tư - baodautu.vn.

Văn bản của Bộ Tài chính ký ngày 3/2/2022 đã được các doanh nghiệp chia sẻ, với phần tô đậm các đề xuất liên quan đến việc đề nghị Bộ Công thương rà soát, đánh giá, giảm bớt số lượng khâu trung gian phối xăng dầu; nghiên cứu quy định mức thù lao tối thiểu cho đại lý bán lẻ xăng dầu để đảm bảo hoạt động cho các đơn vị bán lẻ ổn định nguồn cung trong kinh doanh xăng dầu, tránh tình trạng khó có hàng mà không bán cho người dân vì cửa hàng lỗ.

Cũng phải nhắc lại, một ngày trước khi Bộ Tài chính có Công văn 973/BTC-QLG, nhóm doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đã có văn bản kiến nghị khẩn cấp gửi tới Thủ tướng Chính phủ, trong đó đề cập đến 2 nội dung.

Một là, đề xuất thay quy định doanh nghiệp bán lẻ chỉ được lấy hàng một nơi bằng nhiều nơi, cụ thể là 3 nơi.

Hai là, ghi nhận chiết khấu vào công thức tính giá cơ sở như là một khoản chi phí lưu thông ở khâu bán lẻ một cách hợp lý để đảm bảo không có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp. Hiện tại, theo kiến nghị của các doanh ngiệp bán lẻ xăng dầu, nhà phân phối muốn cho chiết khấu bao nhiêu thì cho, thậm chí 0 đồng, nhưng doanh nghiệp bán lẻ phải chấp nhân để có hàng.

Có thể thấy, kiến nghị của Bộ Tài chính khá tương đồng với đề xuất của nhóm doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu góp ý cho Dự thảo sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP và 83/2013/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.  

Như vậy, cho tới thời điểm này, căn cứ theo dự thảo Nghị định sửa đổi mới nhất được Bộ Công thương đang lấy ý kiến, quy định doanh nghiệp bán lẻ chỉ được lấy hàng 1 nơi bằng nhiều nơi đã được đưa vào phương án chọn. 

Theo cuộc làm việc nhóm trước đó để góp ý vào Dự thảo này, các doanh nghiệp chờ đợi Chính phủ sẽ sửa đổi Nghị định trên một cách căn cơ và khoa học, nhằm giải quyết vấn đề quan trọng mà hệ thống kinh doanh xăng dầu đang gặp phải nhiều khó khăn bất ổn.

Căn cơ ở chỗ là vẫn giữ vững quan điểm của Đảng và Nhà nước là vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo đó cần quy định phần chiết khấu tối thiểu – được coi là phần cứng và là công cụ quản lý nhà nước nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của hệ thống được ổn định phục vụ nhu cầu cần thiết cho xã hội và phục vụ cho nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển mạnh.

Phần chiết khấu còn lại là phần mềm là sự cơ động, linh hoạt của các nhà cung cấp để cạnh tranh dành thị phần. Các doanh nghiệp cho rằng, đây chính là phần thị trường và cần được làm rõ.

Theo quan điểm này, nhóm doanh nghiệp kiến nghị trong Nghị định sửa đổi cần quy định chiết khấu cố định cho khâu bán lẻ, khoảng 5-6% trên giá bán lẻ tùy theo thời điểm.

"Kiến nghị của Bộ Tài chính về nội dung này là cơ sở để chúng tôi tiếp tục kiến nghị quy định chiết khấu cố định cho khâu bán lẻ. Có như vậy thì mới đảm bảo để doanh nghiệp bán lẻ duy trì hoạt động xuyên suốt trong mọi trường hợp ở mọi mức giá xăng dầu của thế giới biến động tăng hay giảm", đại diện nhóm doanh nghiệp chia sẻ.

Bộ Tài chính nói Bộ Công thương quản lý xăng dầu là phù hợp
Bộ Tài chính cho rằng, nên giao thống nhất đầu mối quản lý giá xăng dầu về Bộ Công thương, còn Bộ Tài chính sẽ chỉ thanh, kiểm tra theo đúng quy...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư