-
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM
Tốc độ tăng nhanh, song giá trị năng suất lao động còn thấp
Ngày 4/12, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo với chủ đề “Một số xu hướng về chuyển đổi số và tác động đến năng suất chất lượng doanh nghiệp”.
Tại sự kiện, các diễn giả, chuyên gia đã trao đổi, thảo luận về thực trạng năng suất chất lượng tại Việt Nam năm 2019, một số nguyên tắc chuyển đổi số tại các doanh nghiệp Việt Nam, các kết quả nghiên cứu mới nhất về chất lượng chuỗi cung ứng, áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản trị số doanh nghiệp...
Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế khẳng định, hội thảo hôm nay là cơ hội cung cấp các kiến thức chuyên sâu, những xu hướng nghiên cứu và thực hành mới nhất trong bối cảnh chuyển đổi số với góc nhìn đa chiều từ đại diện cơ quan quản lý nhà nước, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà nghiên cứu.
PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê phát biểu khai mạc Hội thảo |
Trình bày tham luận và trao đổi tại hội thảo, các chuyên gia đánh giá, năng suất được xem là một yếu tố quan trọng tạo ra sự thịnh vượng của một quốc gia. Năng suất liên quan đến giá trị gia tăng được tạo ra trong lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh. Năng suất tăng lên đồng nghĩa với lượng tài sản chúng ta tạo ra nhiều hơn, chất lượng hơn. Năng suất tăng sẽ dẫn đến các cá nhân trong một xã hội có cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều dễ nhận thấy là năng suất lao động ở các nước phát triển như Mỹ, Đức, Nhật cao hơn so với nước đang phát triển.
Năng suất lao động toàn nền kinh tế Việt Nam theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102 triệu đồng/lao động (tương đương 4.521 USD/lao động). Mặc dù tốc độ tăng năng suất lao động ở Việt Nam ở mức độ cao trong ASEAN, giá trị năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp so với khu vực: chỉ bằng 7,3% mức năng suất của Singapore; 19% của Malaysia; 37% của Thái Lan; 44,8% của Indonesia và bằng 55,9% năng suất lao động của Philippines.
Đồng thời, mức chênh về giá trị năng suất lao động của Việt Nam, cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước.
Toàn cảnh Hội thảo |
Những công nghệ tốt nhất trên thế giới đều có thể đưa vào phục vụ quá trình chuyển đổi số
Theo các chuyên gia, làn sóng công nghiệp 4.0 với xu hướng số hóa và chuyển đổi số mang đến cơ hội nâng cao năng suất trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
3 vấn đề được được các chuyên gia nhấn mạnh tại hội thảo, đó là việc ứng dụng công nghệ số vừa tạo ra cơ hội nâng cao năng suất lao động và hiệu suất công việc, đồng thời thúc đẩy việc đào tạo nâng cao kỹ năng và thái độ làm việc của người lao động. Nếu người lao động không muốn mất việc vì robot, họ phải được đào tạo, phải tự đào tạo để tồn tại và phát triển.
Thứ hai là không chỉ các doanh nghiệp lớn, mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần phải tận dụng chuyển đổi số như một cơ hội để tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh. Trước khi ứng dụng công nghệ số, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần chuẩn hóa quá trình và quy trình công việc, đào tạo nhân lực…
Thứ ba, phần lớn các doanh nghiệp có kết quả tốt trong chuyên đổi số là doanh nghiệp có chiến lược đổi mới sáng tạo, áp dụng các mô hình và công cụ tiên tiến. Do đó, chuyển đổi số nằm trong chiến lược đổi mới sáng tạo dài hạn của doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp đồng thời phải đổi mới các quá trình, sản phẩm, tổ chức bộ máy, cũng như cách marketing, bán hàng.
Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, Giám đốc Trung tâm Giải pháp, Tích hợp hệ thống - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), trong thế giới phẳng hiện nay, tất cả công nghệ tốt nhất trên thế giới đều có thể đưa vào phục vụ quá trình chuyển đổi số.
Tuy nhiên, thách thức trong doanh nghiệp theo ông Kiên đến từ người đứng đầu trong nhận thức, xác định những cơ hội mà doanh nghiệp nên theo và cơ hội doanh nghiệp chưa thể thực hiện được, từ đó xây dựng lộ trình chuyển đổi số.
“Việc xác định rõ cơ hội và lộ trình phù hợp và thật chi tiết để đảm bảo mục tiêu đã đặt ra. Điều này đòi tầm suy nghĩ chiến lược, khả năng lên kế hoạch của người lãnh đạo”, ông Kiên nói.
Nói thêm về việc chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, TS. Nguyễn Đức Kiên cho rằng, quan trọng nhất là hệ thống thông tin trên đám mây. “Họ không cần xây dựng hệ thống riêng mà chỉ cần kết nối internet, truy cập ứng dụng. Chúng tôi có platform cho đủ các SME từ quản trị doanh nghiệp, tiền lương…”, ông nói.
Trước đó, trong khuôn khổ sự kiện, các chuyên gia Hàn Quốc đã chia sẻ những kinh nghiệm nâng cao năng suất của quốc gia này với nội dung “Đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất chất lượng trong bối cảnh toàn cầu hóa - Kinh nghiệm Hàn Quốc” tổ chức sáng 3/12. Các chuyên gia Hàn Quốc đã chỉ ra rằng, để áp dụng công nghệ số nhằm tăng năng suất, doanh nghiệp cần cấu trúc lại các quá trình và thay đổi cách vận hành hệ thống.
-
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) -
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ tám, làm nhân sự từ chiều 27/11 -
TP.HCM chốt giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên cao nhất 20.000 đồng/lượt -
Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội?
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"