
-
Điều chỉnh tỷ lệ trích phí thẩm định thiết kế phòng cháy chữa cháy
-
Hành trình đầu tư không thể mãi gian nan
-
Thép VAS, thép xanh Việt Nam ngời sáng trên đất Anh quốc
-
Đồng ý chủ trương Vietnam Airlines mua 50 tàu bay thân hẹp không cấp bảo lãnh Chính phủ
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng -
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
![]() |
. |
Cụ thể hóa cam kết
Việc ký kết EVFTA và IPA sẽ làm thay đổi bức tranh đầu tư châu Âu tại Việt Nam khi doanh nghiệp đưa những cam kết trước đây thành những dự án cụ thể.
Không mang đến Việt Nam những dự án tỷ USD như các nhà đầu tư Hàn Quốc, Hoa Kỳ, các nhà đầu tư châu Âu vào Việt Nam theo cách chắc chắn, qua những dự án sản xuất được đánh giá cao về công nghệ, thiết bị. Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, vốn đầu tư lũy kế của EU tại Việt Nam hiện đã vượt 25 tỷ USD và tập trung vào các ngành mà nền kinh tế Việt Nam đang cần như công nghiệp chế tạo.
Ông Nicolas Audier, đồng Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) khẳng định, Việt Nam hiện là điểm đến đầu tư và kinh doanh hấp dẫn đối với các doanh nghiệp châu Âu. EVFTA sẽ khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn, vì hiệp định này sẽ mở rộng khả năng tiếp cận thị trường đang phát triển nhanh tại Việt Nam cho các nhà đầu tư châu Âu, trong đó, người tiêu dùng trung lưu tại Việt Nam đang là thỏi nam châm thu hút các doanh nghiệp châu Âu.
Với EVFTA, Việt Nam tiếp tục trở thành tâm điểm thu hút đầu tư từ châu Âu trong ASEAN.
Ngay khi có thông tin về lễ ký kết EVFTA và IPA, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh Gia súc và Thịt toàn châu Âu, ông Karsten Maiter hồ hởi nói, các doanh nghiệp EU sẽ có thêm cơ hội lớn để làm ăn với một thị trường hơn 97 triệu dân. Đó không chỉ là tăng khả năng xuất khẩu các sản phẩm thịt mà có thể là điểm khởi đầu để các nhà sản xuất thịt châu Âu xúc tiến các dự án kinh doanh chi tiết và quy mô tại thị trường Việt Nam.
Không nghi ngờ gì nữa, khi có EVFTA và nhất là IPA, môi trường đầu tư tại Việt Nam tiếp tục được cải thiện theo cam kết trong hai Hiệp định, mở đường rộng chào đón các doanh nghiệp châu Âu mang vốn, mang công nghệ đến lập nhà máy sản xuất tại Việt Nam.
Trước thời điểm ký kết EVFTA, khảo sát được thực hiện bởi Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam cho thấy, Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư của doanh nghiệp Đức với kỳ vọng cao về sự phát triển kinh tế tích cực trong trung hạn. Có tới 55% doanh nghiệp Đức đang hoạt động tại Việt Nam cho biết có kế hoạch tăng vốn đầu tư, cao hơn tỷ lệ 44% toàn ASEAN.
Ông Marko Walde, Trưởng đại diện GIC/AHK Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp Đức đang thực hiện lại chiến lược “Trung Quốc + 1”, tức là bên cạnh địa điểm đầu tư chính tại Trung Quốc, sẽ mở rộng đầu tư sang các nước lân cận, trong đó, Việt Nam là điểm đến chiến lược của các doanh nghiệp nước này trong ASEAN.
Môi trường đầu tư công bằng
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của EU trong khu vực ASEAN, sau Singapore, với giá trị thương mại hàng hóa gần 50 tỷ euro và thương mại dịch vụ trên 3 tỷ euro.
Chuyên gia tư vấn các dự án tài chính và công nghiệp châu Âu, ông Michel Oliver nhận xét, các nhà đầu tư EU sẽ được hưởng lợi nhiều từ các thỏa thuận trong EVFTA, từ đó giúp giao dịch thương mại trở nên dễ dàng hơn, có thêm nhiều cơ hội thị trường, giao dịch thương mại đầu tư thông thoáng, các dự án được triển khai thuận lợi, rút ngắn thời gian kinh doanh… Tất cả những điều này sẽ đưa các dự án được hanh thông, sản xuất, kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận cũng tốt hơn.
Trên thực tế, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn hơn với các doanh nghiệp châu Âu nhờ tăng trưởng và phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và cải cách trong nước. Bởi vậy, một khi môi trường kinh doanh được cải thiện theo hướng thuận lợi cho nhà đầu tư, quyết định bỏ vốn sẽ nhanh chóng hơn.
Đơn cử Tập đoàn Bosch hơn 1 năm trước đã công bố đầu tư thêm 68 triệu USD cho nhà máy tại Đồng Nai, đưa tổng số vốn đã đầu tư tại Việt Nam lên khoảng 380 triệu USD. Như vậy từ năm 2015 trở lại đây, Bosch đã 4 lần tăng vốn đầu tư.
Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương cho biết, hoạt động đầu tư từ châu Âu vào Việt Nam trước giờ khá khiêm tốn do các nhà đầu tư châu Âu mạnh về dịch vụ hơn sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, các chuỗi giá trị sản xuất đang thay đổi và đây là cơ hội để giảm phụ thuộc nhiều vào các nhà đầu tư từ châu Á.
Ông Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban châu Âu.

-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp -
Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 30 doanh nghiệp FDI tiêu biểu -
Doanh nghiệp có thể tự công bố giá xăng dầu -
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp -
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây