-
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn
Để tránh tình trạng chuyển giá, luật thuế Việt Nam hiện nay yêu cầu doanh nghiệp phải xác định giá các giao dịch liên kết bằng hoặc nhỏ hơn các giao dịch độc lập. |
4 rủi ro lớn thường gặp khi kê khai giao dịch liên kết
Sau 2 năm thực hiện Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Thông tư 41/2017/TT-BTC, nhiều doanh nghiệp đã bị thanh tra thuế về giao dịch liên kết và nộp các khoản phạt bổ sung do không tuân thủ các quy định mới về báo cáo.
Bên cạnh đó, trước thềm Luật Quản lý thuế (sửa đổi) dự kiến có hiệu lực vào tháng 7/2020, nhiều doanh nghiệp cũng bày tỏ lo ngại về các sai sót dễ mắc phải trong vấn đề tuân thủ và kê khai giao dịch liên kết.
Tại hội thảo do Công ty Kiểm toán và Tư vấn RSM Việt Nam tổ chức vào cuối tuần trước, các chuyên gia và kế toán doanh nghiệp đã thảo luận về những quy định mới về giao dịch liên kết.
Theo chuyên gia từ RSM Việt Nam, có 4 rủi ro lớn mà cộng đồng doanh nghiệp thường gặp khi kê khai giao dịch liên kết. Đó là sai sót trong lập hồ sơ, không có cơ sở dữ liệu để so sánh, rủi ro giải trình với cơ quan thuế và các thách thức phát sinh từ nền kinh tế kỹ thuật số.
Ví dụ, khi lập hồ sơ về giao dịch liên kết, kế toán ở các doanh nghiệp thường chọn không đúng quốc gia của bên liên kết, ghi thiếu mã số thuế cũng như sai sót trong việc xác định mối quan hệ giữa các bên. Điều này mang lại rủi ro cho doanh nghiệp, vì cơ quan thuế thường chú ý những giao dịch liên quan đến các “thiên đường thuế” trên thế giới.
“Trong trường hợp khác, doanh nghiệp không thuộc trường hợp miễn trừ, nhưng vẫn kê khai là được miễn. Doanh nghiệp cần lưu ý rằng, cơ quan thuế sẽ có quyền ấn định mức giá; tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận được sử dụng để kê khai tính thuế, ấn định thu nhập chịu thuế hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp”, ông Lê Khánh Lâm, Phó tổng giám đốc RSM Việt Nam nhấn mạnh.
Doanh nghiệp phải làm gì để tránh rủi ro?
Để tránh tình trạng chuyển giá, luật thuế Việt Nam hiện nay yêu cầu doanh nghiệp phải xác định giá các giao dịch liên kết bằng hoặc nhỏ hơn các giao dịch độc lập. Nếu cơ quan thuế phát hiện điểm bất hợp lý giữa doanh thu và chi phí từ các bên liên kết, thì mức giá của bên độc lập sẽ được ấn định cho các bên liên kết.
Cũng theo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) sắp được ban hành, số lượng trường hợp nghi ngờ chuyển giá tăng từ 5 lên 7 trường hợp, bao gồm các giao dịch không theo giá thị trường hoặc thực hiện không đúng bản chất kinh tế, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc lập cơ sở dữ liệu thị trường để so sánh. Theo quy định, doanh nghiệp cần sử dụng các dữ liệu thương mại, dữ liệu từ công ty tương đồng, thị trường chứng khoán, sàn giao dịch hàng hóa hoặc từ cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, dữ liệu từ các doanh nghiệp trong nước thường hạn chế (nhiều trường hợp không tìm đủ 5 công ty tương đồng), nhiều doanh nghiệp niêm yết buộc phải công bố thông tin thì lại là doanh nghiệp chung tập đoàn, có nhiều giao dịch liên kết. Ngoài ra, nhiều công ty hoạt động đa ngành nghề cũng không được tính là doanh nghiệp tương đồng.
“Các dữ liệu do cơ quan nhà nước công bố thường không đầy đủ chỉ tiêu cần thiết cho mục đích so sánh. Cơ quan thuế cũng có cơ sở dữ liệu riêng về biên lợi nhuận cho từng ngành và thường được dùng trong thanh tra, nhưng đây lại là tài liệu mật, doanh nghiệp không tiếp cận được”, ông Lâm phân tích.
Theo ý kiến chuyên gia này, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn dữ liệu từ các đơn vị cung cấp độc lập hàng đầu thế giới như BvD hay Thomson Reuters. Nguồn gốc dữ liệu là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp không bị cơ quan thuế “tuýt còi”.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đa quốc gia (bao gồm doanh nghiệp Việt Nam có lợi nhuận hợp nhất trên 18.000 tỷ đồng trên toàn cầu) cần hoàn thiện Hồ sơ quốc gia và Hồ sơ toàn cầu. Theo ông Lâm, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý các yêu cầu kê khai khi giao dịch trong nội bộ tập đoàn.
Trong thời đại 4.0 hiện nay, nhiều doanh nghiệp cũng lo lắng vấn đề thuế trong các giao dịch xuyên biên giới, kèm theo các mô hình kinh doanh mới, như bán hàng qua mạng Internet, kinh tế chia sẻ, kinh tế số, tài sản ảo. Theo các chuyên gia, đây là vấn đề chung của toàn cầu, đòi hỏi các doanh nghiệp chủ động theo dõi thông tin truyền thông, cũng như tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn.
-
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 -
Kỳ vọng các thương vụ IPO tăng tốc trong năm 2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo