
-
Hòa Phát và SMS group ký hợp đồng cung cấp công nghệ và dây chuyền sản xuất thép ray hiện đại nhất châu Âu
-
AIG tiếp tục khẳng định giá trị nông sản Việt tại Thaifex 2025
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 28/5/2025
-
FPT, Vietjet cùng nhiều tập đoàn lớn dự Diễn đàn Lãnh đạo Việt Nam - Pháp
-
Cách khai thủ tục hải quan trên Hệ thống Ecus6 khi VNACCS/VCIS gặp sự cố -
Đã đến lúc doanh nghiệp Việt chủ động định hình xu hướng nội thất kiến trúc mang bản sắc riêng
![]() |
BigC Việt Nam không phải chuỗi siêu thị, đối tác duy nhất tiêu thụ các mặt hàng dệt may của 200 doanh nghiệp dệt may Việt Nam đề cập ở trên. Nhưng doanh thu từ chuỗi bán lẻ này lại đóng góp phần lớn (từ 70-80%) trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp so với các chuỗi tiêu thụ khác.
“Toàn bộ các nhà cung cấp hàng dệt may chúng tôi đều phải thừa nhận, doanh thu từ hợp tác với Big C chiếm tỷ trọng cao nhất vì họ có hệ thống 33 siêu thị trên cả nước, gấp 3 lần Lotte, nhiều lần Vinmart,… Số lượng siêu thị của Big C chỉ thua Co.op Mart nhưng hệ thống siêu thị này quá cũ kĩ, không phù hợp với nhu cầu đi trung tâm siêu thị với nhiều dịch vụ tiện ích như xem phim, ăn uống…của BigC”, bà D. - đại diện một doanh nghiệp chia sẻ và đề nghị không đề cập tên bởi e ngại doanh nghiệp sẽ bị phân biệt đối xử nếu chia sẻ thông tin với báo chí.
Trước thông tin Big C Việt Nam mở đơn hàng cho 50/200 nhà cung cấp được công bố vào chiều 04/07 và đã nhận được email từ Big C về việc này, nhưng một số doanh nghiệp cho hay, họ không thấy có nhiều hy vọng ở động thái này, bởi đây chỉ là cách họ buộc phải làm khi Bộ Công thương tổ chức buổi làm việc kín.
Theo chia sẻ của một số doanh nghiệp, trong 200 đơn vị cung ứng hàng dệt may vào chuỗi BigC, có những đơn vị đã hết hạn hợp đồng với đối tác này và chưa tái ký bởi “Big C tăng chiết khấu quá cao và hai bên chưa thể đưa ra mức thoả thuận thống nhất”. Cũng có một số đơn vị vẫn còn hạn hợp đồng với Big C Việt Nam theo hình thức đơn vị này đặt sản lượng, mẫu mã,… và doanh nghiệp thực hiện sản xuất.
“Big C trước đây có đưa các thông số, kích cỡ để nhà cung cấp làm theo nhưng hiện mọi công đoạn từ thiết kế, tiền mua vải,…thì doanh nghiệp như chúng tôi phải tự làm. Hợp đồng Big C cũng không đưa ra số lượng thu mua cụ thể mà chỉ cam kết, một năm họ sẽ mua bao nhiêu tỷ đồng. Ví dụ, năm trước họ cam kết chi 20 tỷ đồng để mua sản phẩm và năm sau, giá trị hợp đồng tăng thêm 10 tỷ đồng nhưng bù lại, họ tăng mức chiết khấu,…”, bà D. chia sẻ.
Trước đó, vào khoảng 8 giờ tối ngày 02/07, Central Group tại Việt Nam gửi email thông báo về việc “tạm dừng thu mua các sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp ngành hàng may mặc tại Việt Nam từ tháng 07/2019”. Ngay sáng hôm sau (ngày 03/07), 200 doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi giao hàng đến Big C Việt Nam đều bị từ chối và mọi xưởng sản xuất liên quan đều phải tạm dừng hoạt động.
Sau khi sự việc trên xảy ra, một số chuỗi siêu thị đã liên hệ đặt mua hàng với các doanh nghiệp dệt may trên.
Trong thông cáo báo chí cập nhật vào tối 03/07, Big C Việt Nam cho biết, hiện có hơn 4000 nhà cung cấp trong chuỗi siêu thị và đang trong quá trình xem xét cùng với hơn 200 nhà cung cấp hàng may mặc để “phát triển các sản phẩm với chất lượng tốt nhất” nhằm thỏa điều kiện không chỉ cho thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu sang.
“Vấn đề không chỉ là lượng hàng tồn kho mà là công ăn việc làm của công nhân. Không thể còn hợp đồng mà lại không nhận hàng dù họ không đưa ra khảo sát hay phân tích cho chúng tôi biết, hàng có bị kém chất lượng hay lỗi ra sao. Vụ việc này mà không làm rõ thì không còn công bằng trên thị trường nữa”, một chủ doanh nghiệp dệt may nói và cũng là đại diện đề nghị không nêu tên bởi “Big C có gọi điện thoại và cho rằng không nên phát biểu quá khích với báo chí”.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho rằng, trong vụ việc này, cần xem xét lại hợp đồng thực thi cũng như điều khoản giữa 2 bên theo hình thức ràng buộc như thế nào.
Khi một nhà cung cấp hàng hoá khi muốn đưa hàng vào một hệ thống siêu thị thì phải đạt thoả thuận, hợp đồng ngay từ đầu về các hạng mục: thời hạn bao lâu, mức chiết khấu, số lượng... và tất nhiên là doanh nghiệp cung ứng phải cam kết không đơn phương chấm dứt hợp đồng.
“Mức chiết khấu của mỗi siêu thị mỗi nơi khác nên phải chặt chẽ về mặt về pháp lý chứ không thể chỉ dựa vào giao tình, niềm tin”, luật sư Nguyễn Văn Hậu nói.

-
Tỷ phú Trần Đình Long: Đường sắt tốc độ cao là cơ hội nghìn năm có một cho ngành sản xuất công nghiệp trong nước
-
Phát triển kinh tế tư nhân: Tuyên chiến với tư duy “không quản được thì cấm” - Bài 1: Đoạn trường đợi... được làm
-
Hòa Phát và SMS group ký hợp đồng cung cấp công nghệ và dây chuyền sản xuất thép ray hiện đại nhất châu Âu
-
AIG tiếp tục khẳng định giá trị nông sản Việt tại Thaifex 2025
-
Doanh nghiệp kỳ vọng Nghị quyết 68 tạo bứt phá từ thể chế và con người -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 28/5/2025 -
VCCI kiến nghị bỏ loạt quy định "làm khó" doanh nghiệp xuất khẩu gạo -
Viglacera duy trì cổ tức 22%, triển khai mạnh mảng KCN và nhà ở xã hội -
FPT, Vietjet cùng nhiều tập đoàn lớn dự Diễn đàn Lãnh đạo Việt Nam - Pháp -
Liên kết chiến lược giữa Petrovietnam và Hòa Phát: Nâng tầm công nghiệp quốc gia -
Cách khai thủ tục hải quan trên Hệ thống Ecus6 khi VNACCS/VCIS gặp sự cố
-
VietinBank tiên phong tinh gọn mạng lưới, tối ưu trải nghiệm cho khách hàng trên nền tảng số
-
Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 6/2025
-
Khu đô thị sân bay tích hợp 3 lợi thế hàng không - thương mại - giáo dục
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bán lẻ
-
SPX Express và Frasers Property Vietnam ký thỏa thuận hợp tác phát triển trung tâm phân loại hàng hóa tự động
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số