-
TLG Việt Nam khánh thành Nhà máy Quang Lân tại Thái Bình -
Các start-up công nghệ đang dần mất đi lợi thế -
Viettel và NVIDIA huấn luyện tiếng Việt cho AI; Thilogi sẽ đến Mỹ; Vietjet bắt tay Xanh SM -
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương
Dây chuyền sản xuất của Samsung được thiết kế để vận hành liên tục nhằm giảm chi phí, nếu buộc phải tạm ngừng sản xuất do gián đoạn nguyên liệu sẽ mất rất nhiều chi phí cho việc vận hành trở lại. |
Bộ Công Thương cho biết, các sản phẩm của ngành công nghiệp điện – điện tử (trong đó có điện thoại và tivi) là các mặt hàng có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hàn Quốc.
Cụ thể, năm 2019, Việt Nam nhập khẩu khoảng 40 tỷ USD các mặt hàng linh kiện điện tử, trong đó nhập khẩu từ Hàn Quốc là 16,8 tỷ USD (chiếm 42%), từ Trung Quốc là 13,8 tỷ USD (chiếm 34%), từ Nhật Bản 1,7 tỷ USD (chiếm 4,2%).
Do đó, các biện pháp kiểm soát biên giới để phòng ngừa dịch bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn sản phẩm đầu vào phục vụ sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ cho ngành điện tử Việt Nam.
Theo thông tin từ Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, các doanh nghiệp trong ngành sẽ chịu ảnh hưởng chủ yếu ở các lô hàng linh phụ kiện nhập khẩu trong thời gian tới (do nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc), đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất để tiêu thụ trong nước đã bắt đầu chịu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.
Các doanh nghiệp lớn như LG, Samsung tại Việt Nam xác nhận, họ đang phải đối mặt với việc không có nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.
Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam cho hay, ảnh hưởng của việc kiểm soát biên giới nhằm phòng ngừa dịch bệnh có thể sẽ ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất một số model chiến lược đời mới của hãng do một số linh phụ kiện sản xuất các dòng này được nhập khẩu từ Trung Quốc (chủ yếu qua cửa khẩu Lạng Sơn).
“Hiện tại, mặc dù lô hàng nhập khẩu linh kiện tại cửa khẩu Lạng Sơn đang được tạo điều kiện thông quan sớm theo đề nghị của Công ty, tuy nhiên trong thời gian tới, dự kiến nguồn hàng nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi phía Trung Quốc dự kiến đóng cửa khẩu, và việc này sẽ khiến doanh nghiệp không thể nhâp khẩu qua đường bộ”, phía Samsung xác nhận.
Samsung đang xem xét phương án “thoát hiểm” là nhập khẩu các lô hàng này qua đường hàng không hoặc đường biển, dẫu việc này sẽ khó khăn hơn so với đường bộ do chi phí lớn và khó có thể đáp ứng sản lượng và tiến độ thời gian cho nhu cầu sản xuất.
Trong trường hợp không giải quyết sớm tình trạng này thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty, vì dây chuyền sản xuất của Công ty được thiết kế để vận hành liên tục nhằm giảm chi phí, nếu buộc phải tạm ngừng sản xuất sẽ mất rất nhiều chi phí cho việc vận hành trở lại, cũng như sẽ gây sụt giảm lớn về doanh số năm 2020 của Samsung theo kế hoạch đề ra.
Đồng thời điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu và tăng trưởng của Việt Nam trong quý I và quý II/2020, cũng như cả năm 2020.
Được biết, nguồn linh kiện nhập khẩu từ Hàn Quốc của Samsung Việt Nam hiện vẫn đang được tiến hành bình thường, tuy nhiên, Hàn Quốc cũng đã bùng phát dịch bệnh, Samsung Hàn Quốc cũng đã tạm đóng cửa 01 nhà máy do phát hiện 01 công nhân làm việc tại nhà máy nhiễm virus Corona.
Do đó, dự kiến tình hình bảo đảm các yếu tố đầu vào sản xuất của Samsung Việt Nam sẽ khó khăn hơn trong thời gian tới nếu Chính phủ Hàn Quốc áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất nhập khẩu để phòng dịch.
Hiện Tổ hợp Samsung Việt Nam đang tích cực làm việc với phía Trung Quốc để đề nghị phía bạn mở cửa khẩu trở lại cho hoạt động nhập khẩu linh kiện phục vụ sản xuất.
Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử và các doanh nghiệp đồng thời kiến nghị Chính phủ cần trực tiếp đàm phán với chính quyền các tỉnh, địa phương của Trung Quốc cũng như cấp Trung ương Trung Quốc trong việc xem xét áp dụng hợp lý các biện pháp kiểm soát biên giới trong việc phòng ngừa dịch bệnh để bảo đảm nguồn nguyên phụ liệu, linh phụ kiện đầu vào sản xuất cho các doanh nghiệp công nghiệp trong nước.
Doanh nghiệp cũng đề nghị sớm có các chính sách hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp trong ngành điện – điện tử để vượt qua thời kỳ khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
-
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương -
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành -
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu -
Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025 -
Liên minh Doanh nhân Vùng Vịnh lớn thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam -
ThaiBinh Seed ghi dấu ấn với Giải Vàng Chất lượng quốc gia
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up