Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
"Soi" thương mại dệt may Việt Nam-Trung Quốc và mức độ ảnh hưởng nguồn cung nguyên liệu
Thế Hải - 24/02/2020 10:05
 
Kết thúc năm 2019, thương mại dệt may Việt Nam-Trung Quốc đạt 15,7 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 4,2 tỷ USD và nhập khẩu 11,5 tỷ USD.
Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu 4,2 tỷ USD hàng sợi, may sang Trung Quốc và nhập từ thị trường này 11,5 tỷ USD.
Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu 4,2 tỷ USD hàng sợi, may sang Trung Quốc và nhập nguyên liệu từ thị trường này 11,5 tỷ USD.

Thương mại 2 chiều 15,7 tỷ USD

Kết thúc năm 2019, thương mại dệt may Việt Nam-Trung Quốc đạt 15,7 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 4,2 tỷ USD và nhập khẩu 11,5 tỷ USD.

Đưa ra con số thống kê về thương mại dệt may 2 chiều trong năm qua giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) một lần nữa gửi đi những thông điệp quan ngại về mức độ ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 làm hạn chế thương mại 2 chiều.

Theo Vitas, ngành dệt may có quan hệ thương mại rất lớn với Trung Quốc. Năm 2019, thương mại 2 chiều đạt 15,7 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 4,2 tỷ USD và nhập khẩu 11,5 tỷ USD. Đáng lưu ý, Việt Nam nhập khẩu gần 60% vải, 55% sợi và 45% phụ liệu phục vụ sản xuất hàng may mặc tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Vitas xác nhận, đa số doanh nghiệp đã dự trữ đủ nguyên liệu sản xuất đến hết tháng 3 và nửa đầu tháng 4, nên sau khoảng thời gian này sẽ rất khó khăn nếu dịch vẫn diễn biến phức tạp.

“Nếu dịch còn lan rộng, kéo dài thì khả năng nhiều doanh nghiệp phải bố trí nghỉ luân phiên, ngừng việc, đóng cửa nhà máy sẽ rất cao do nguyên phụ liệu không có đủ cho sản xuất, khách hàng sẽ hủy đơn hàng hoặc chuyển đi đặt hàng nơi khách do doanh nghiệp giao hàng không đúng hẹn”, ông Cẩm lo ngại.

Tình hình xuất nhập khẩu tháng 1/2020 của ngành dệt may chưa bao giờ giảm sâu đến thế. Kim ngạch xuất khẩu tháng 1 đạt 2,85 tỷ USD, giảm 23,48% so với cùng kỳ 2019, kim ngạch nhập khẩu 1,39 tỷ USD cũng giảm 28,5% so với cùng kỳ 2019. Một phần là do lịch nghỉ tết rơi vào tháng 1 sớm hơn so với các năm, đồng thời cũng là do tác động của dịch covid-19.                                                 Tác động của dịch bệnh đối với các doanh nghiệp lớn chưa thực sự rõ ràng tuy nhiên với những doanh nghiệp nhỏ chưa tự chủ được đơn hàng, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp lớn thì nguyên phụ liệu chỉ có thể đáp ứng được hết tháng 2 tới tháng 3, có thể nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa. Nguồn: VITAS

Trước lo ngại về nguyên liệu thiếu hụt, nhiều doanh nghiệp dệt may đã làm việc với khách hàng về khả năng ảnh hưởng của dịch nhằm tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu từ các thị trường Ấn Độ, Hàn Quốc…, nhưng mức độ đáp ứng chắc chắn không thể cao bởi chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngàng dệt may ở mảng nguyên liệu đầu vào phần lớn nằm tại Trung Quốc.

Nếu doanh nghiệp may lo không có nguyên liệu sản xuất thì ngành sợi lo không xuất khẩu được vì thị trường tiêu thụ sợi lớn nhất là Trung Quốc. Hiệp hội bông sợi Việt Nam (VCOSA) cho hay, nhập khẩu bông sợi của Việt Nam từ Trung Quốc chiếm phần trăm rất nhỏ, chủ yếu nhập từ thị trường Mỹ nên không bị ảnh hưởng nhiều từ nguồn cung. Tuy nhiên, Việt Nam lại xuất khẩu sợi vào Trung Quốc khá lớn với 1,2 tấn sợi/ năm 2019 nên chưa dễ để doanh nghiệp chuyển hướng tìm nơi tiêu thụ mới cho mặt hàng sợi.

Cần phải nói thêm, ngành sợi đang phải chịu khó khăn khép từ 2019, bởi ảnh hưởng của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung kéo dài cộng thêm tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các đơn vị sợi Việt Nam đang rơi vào tình trạng không có đơn hàng, xuất khẩu khó khăn, hầu hết các đơn vị sản xuất xơ sợi đều không có lãi.

Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ông Trần Thanh Hải nhận định, tác động của dịch đối với ngành dệt may Việt Nam chưa thể dừng lại kể cả khi dịch bệnh chấm dứt. Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu làm gia công xuất khẩu, có liên kết chặt chẽ với Trung Quốc về nguyên phụ liệu (nhập khẩu 60% vải từ Trung quốc), đứt gãy nguồn cung rất rõ ràng. 

Đại diện công ty May Bắc Giang – LGG cho biết, hiện tại công ty đã cho công nhân trở lại giờ làm việc bình thường do đã nhập đủ nguyên phụ liệu từ trước tết. Đồng thời cũng tìm nguồn cung thay thế từ Indonesia do đến giữa tháng 3 các doanh nghiệp ở Trung Quốc mới hoạt động trở lại.

Phần lớn các doanh nghiệp dệt may đều cho rằng, nguồn cung nguyên liệu và logistic là hai khó khăn lớn trong thời điểm này. Việc giao thương qua đường bộ, đường sắt, đường hàng không giữa hai nước bị hạn chế. Không có nguyên liệu khiến các doanh nghiệp không thể đảm bảo cung ứng hàng cho thị trường Châu Á, chủ yếu là những đơn hàng ngắn hạn từ các nước: Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Đề xuất phương án hỗ trợ

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh do virus Covid-19, Hiệp hội dệt may Việt Nam đã gửi công văn báo cáo Chính Phủ và các Bộ về tác động của dịch tới sản xuất kinh doanh ngành dệt may và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, hỗ trợ để giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp dệt may trong tình hình hiện nay.

Ông Cẩm cho biết, để ứng phó với tình huống xấu nhất, hiện một số doanh nghiệp dệt may, da giày đang tính đến phương án nhập nguyên phụ liệu từ các quốc gia khác như Hàn Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Brazil... nhằm bù đắp nguồn nguyên liệu thiếu hụt cho sản xuất.

Tuy nhiên, do thực trạng hiện nay khoảng 90% doanh nghiệp trong nước có quy mô nhỏ và vừa, nên ngoài sự chủ động của doanh nghiệp, nhất thiết phải có sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của Nhà nước. Doanh nghiệp đang cần sự tiếp sức như có nguồn vay ưu đãi, các gói hỗ trợ để tiếp cận công nghệ mới, hỗ trợ đầu ra từ các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia của Chính phủ. Ngoài ra, việc giảm bớt gánh nặng về chi phí điện, nước, phí cầu đường, phí cảng biển cho các doanh nghiệp hiện nay là một việc làm cần thiết.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, ông Trần Thanh Hải lưu ý các doanh nghiệp nên đưa ra nhu cầu cụ thể về nguồn nguyên liệu thiếu hụt để Bộ Công Thương làm việc với các Thương vụ nhằm tìm kiếm nguồn cung phù hợp. Đồng thời mỗi doanh nghiệp cần xác định phương án phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của mình để có những giải pháp nếu tình hình dịch bệnh kéo dài.

Doanh nghiệp dệt may lo thiếu nguyên liệu vì dịch cúm do virus Corona mới (nCoV)
Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) đề nghị các doanh nghiệp hội viên gửi báo cáo về tác động của dịch cúm do virus Corona mới (nCoV) tới tình hình...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư