-
Vietnam Airlines ra mắt chương trình LotusBiz cho tổ chức và doanh nghiệp
-
Xoay chuyển tình thế trong phòng vệ thương mại
-
Xác định chủ sở hữu hưởng lợi: Chuyển đổi số để giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp
-
Thông tin về sự cố tại mỏ Sông Đốc
-
Bia Budweiser tăng gấp đôi công suất sau một thập kỷ tại Việt Nam -
Grab tiếp tục giữ ngôi vương trên thị trường gọi xe và giao đồ ăn
![]() |
Ngành dệt may phụ thuộc lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt là vải nên rất lo thiếu nguyên liệu cho sản xuất |
Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) đề nghị các doanh nghiệp hội viên gửi báo cáo về tác động của dịch bệnh tới tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để Hiệp hội tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas, ngành dệt may Việt Nam đang có quan hệ thương mại 2 chiều rất lớn với Trung Quốc. Đặc biệt, nguyên phụ liệu dệt may, xơ sợi, vải đang được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, trong đó nhập khẩu vải chiếm gần 60% trong tổng số 13,5 tỷ USD của năm 2019, xơ sợi chiếm 55%, với 2,42 tỷ USD.
Hiện nay, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona tại Trung Quốc đang có những diến biến rất phức tạp. Hầu hết các tỉnh, thành phố của Trung Quốc đã có người bị mắc bệnh và đã lây lan sang hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số người chết và bị lây nhiễm ngày một tăng cao. Một số tỉnh của Trung Quốc đã yêu cầu các nhà máy, xí nghiệp đóng cửa có thời hạn sau nghỉ Tết.
Vitas cho biết, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, virus corona đã có tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Để hạn chế những tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần trao đổi với khách hàng, tập trung khai thác nguồn nguyên liệu, phụ liệu trong nước hoặc từ các nước khác để thay thế nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, đảm bảo duy trì sản xuất kinh doanh, ổn định tinh thần và đời sống của người lao động.
Vitas cũng đề nghị doanh nghiệp theo dõi sát tình hình diễn biến của dịch và thời gian đóng, mở cửa cửa khẩu của Trung Quốc và các nước có người bị lây nhiễm để có giải pháp ứng phó kịp thời.
Số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu hàng dệt may trong tháng đầu năm 2020 đã giảm rất mạnh, khi kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 2,6 tỷ USD, giảm 21% so với cùng kỳ. Trong tháng 1 vừa qua, hoạt động nhập khẩu hàng hóa của nước ta từ Trung Quốc đạt 6,2 tỷ USD, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2019, xuất khẩu dệt may đã bị ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, kim ngạch xuất khẩu đạt 39 tỷ USD, so với mục tiêu giảm 1 tỷ USD. Năm 2020, mục tiêu xuất khẩu 42-42,5 tỷ USD của ngành tiếp tục gặp khó do ngay từ đầu năm đã chịu tác động không mong muốn từ virus corona.

-
Thông tin về sự cố tại mỏ Sông Đốc -
Bia Budweiser tăng gấp đôi công suất sau một thập kỷ tại Việt Nam -
Grab tiếp tục giữ ngôi vương trên thị trường gọi xe và giao đồ ăn -
Điện lực huyện được thay bằng Đội quản lý điện -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 21/5/2025 -
Tập đoàn GELEX và Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác toàn diện để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao -
Xuất khẩu gạo thu về 1,78 tỷ USD sau 4 tháng đầu năm 2025
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai