Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 12 tháng 01 năm 2025,
Doanh nghiệp FDI tại Quảng Ninh muốn được hỗ trợ về hạ tầng nhiều hơn
Thu Lê - 06/05/2019 07:54
 
Thực hiện chương trình định kỳ, ngày 4/5, UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức “Hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc doanh nghiệp quý II năm 2019”. Trong số 13 đại biểu có ý kiến trực tiếp tại hội nghị thuộc nhiều linh vực khác nhau thì có 2 đại diện đến từ doanh nghiệp FDI nêu những vấn đề về hỗ trợ hạ tầng cho nhà đầu tư.

Tại Hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc doanh nghiệp quý II năm 2019 có sự tham dự của các đại biểu là đại diện VCCI, lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, MTTQ, các Đoàn thể tỉnh và đại diện các các Sở, Ban, Ngành, địa phương của Quảng Ninh… Đặc biệt, hơn 700 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các hộ kinh doanh tiêu biểu, các nhà đầu tư, đối tác tiềm năng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được mời tham gia Hội nghị.

Theo kế hoạch sẽ có 3 nội dung chính được diễn ra, tuy nhiên, đến phần nội dung thứ 2 là trao đổi và giải quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đã chiếm hết 2/3 thời gian còn lại của chương trình.

13 đại biểu đại diện cho một doanh nghiệp, nhà đầu tư đã có ý kiến trực tiếp tại Hội nghị. Và dưới sự điều hành của ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, các vấn đề được nêu đều có lời giải đáp cụ thể.

Trong số 13 đại biểu này có 2 đại diện cho khối doanh nghiệp FDI nêu ý kiến. Điểm chung của 2 ý kiến này là đều mong muốn tỉnh Quảng Ninh có những hỗ trợ hơn nữa về vấn đề hạ tầng cho nhà đầu tư.  

Trong đó, Rien Vandeven, Giám đốc điều hành cảng của Tập đoàn Rent A Port, chủ đầu tư của cả 2 khu công nghiệp Bắc Tiền Phong và Nam Tiền Phong tại thị xã Quảng Yên đã có 6 ý kiến thì có đến 5 ý kiến là về vấn đề hạ tầng.

Ông Rien Vandeven, Giám đốc điều hành cảng của Tập đoàn Rent A Port, chủ đầu tư của cả 2 khu công nghiệp Bắc Tiền Phong và Nam Tiền Phong tại thị xã Quảng Yên có ý kiến tại Hội nghị. Ảnh: baoquangninh.com.vn
Ông Rien Vandeven, Giám đốc điều hành cảng của Tập đoàn Rent A Port - chủ đầu tư của cả 2 khu công nghiệp Bắc Tiền Phong và Nam Tiền Phong tại thị xã Quảng Yên có ý kiến tại Hội nghị. Ảnh: baoquangninh.com.vn

Cụ thể, “đối với cơ sở hạ tầng ngoài khu công nghiệp như cột điện, điện, nước, đường đấu nối, thông tin liên lạc phải được nâng cấp sớm. Những cơ sở hạ tầng này đặc biệt quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư thứ cấp tới khu công nghiệp của chúng tôi”, ông Rien nhấn mạnh.

Ông Rien cũng đề nghị tỉnh Quảng Ninh sớm triên khai tuyến đường kết nối Đông – Tây của Khu công nghiệp Nam Tiền Phong với đường Phong Hải và đẩy nhanh tiến độ, đưa tuyến đường từ nút giao Phong Hải đến Khu công nghiệp Nam Tiền Phong vào sử dụng; kiến nghị mở nút giao thông từ đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long đến Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong tại khu vực cầu Phong Lưu; xây dựng đường tỉnh lộ song song với đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long để mở rộng kết nối của người dân địa phương và khu công nghiệp với các khu vực xung quanh.

1,5.8,6km đường sau khi dỡ tải đầu tháng 1.2019 đã được nhà thầu thi công thảm nhựa C19. Ảnh: Đỗ Phương.
1,5/8,6km đường nối từ nút giao Phong Hải đến KCN Nam Tiền Phong sau khi dỡ tải đầu tháng 1/2019 đã được nhà thầu thi công thảm nhựa C19. Ảnh: Đỗ Phương.

Nhà đầu tư này cũng đề nghị tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ trong việc bàn giao mặt bằng để xây dựng đường công vụ đối với những khu đất đã chi trả tiền đền bù, hỗ trợ, phục vụ việc chở nguyên vật liệu, phục vụ thi công, san lấp và xây dựng hạ tầng 2 khu công nghiệp.

Liên quan đến những vấn đề  này, ông Đọc đã yêu cầu ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế và ông Vũ Văn Khánh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải có phản hồi cụ thể cho nhà đầu tư.

Theo ông Tuấn, hiện Ban quản lý Khu kinh tế đang và tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng với thị xã Quảng Ninh để đốc thúc việc bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư triển khai dự án. Còn với những vấn đề liên quan đến hạ tầng khác, đặc biệt là giao thông thì ông Tuấn cho hay, trong các cuộc làm việc trước đây, Ban đều đã làm việc và có giải thích cụ thể cho ông Tổng giám đốc cũ (ông Neerav) mới nghỉ hưu của cả Công ty CP Khu công nghiệp Nam Tiền Phong và Công ty CP Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong. Và như ông Rien nói thì sắp tới, ông Bruno Jaspeart sẽ lên thay nắm giữ vị trí này. Tuy nhiên tại hội nghị, phía Ban quản lý và Sở Giao thông vận tải vẫn tiếp tục giải thích lại cho đại diện mới của nhà đầu tư nắm rõ.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế  Quảng Ninh phản hồi ý kiến của nhà đầu tư. Ảnh: Thanh Tân.
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh phản hồi ý kiến của nhà đầu tư. Ảnh: Thanh Tân.

Đơn cử như liên quan đến yêu cầu mở thêm nút giao từ cao tốc Hải Phòng – Hạ Long đến Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong thì ông Khánh đã giải thích rõ là khoảng cách giữa 2 nút giao liên tiếp từ nút Phong Hải đến nút để nghị mở thêm không đáp ứng được yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải nên không thể thực hiện được.

Còn về tiến độ đường nối từ nút giao Phong Hải đến khu công nghiệp Nam Tiền Phong bị chậm là do yếu tố địa chất khu vực này yếu và phức tạp, thời gian chờ lún kéo dài nên tiến độ thi công buộc phải chậm lại để đảm bảo chất lượng công trình. Tỉnh Quảng Ninh cũng đang cố gắng để có thể hoàn thành dự án vào cuối tháng 6 năm nay.

Ông Tuấn cho biết thêm, tuyến đg kết nối Đông - Tây và tuyến đường gom song song với đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long thì tỉnh đã có kế hoạch thực hiện.

Đối với doanh nghiệp FDI thứ 2 là Công ty Yazaki Hải Phòng có nhà máy tại KCN Đông Mai, Quảng Ninh, đại diện quản lý nhà máy khẳng định những điểm mạnh về cải cách hành chính thông qua trung tâm hành chính công tập trung, và sự phát triển đồng bộ về hạ tầng giao thông đã giúp các doanh nghiệp như Yazaki Hải Phòng nhận được nhiều lợi ích. Tuy nhiên, tại Hội nghị, đại diện của doanh nghiệp này mong muốn tỉnh Quảng Ninh cải tạo hệ thống lưới điện để đảm bảo ổn định sản xuất cho công ty.

Theo như thông tin doanh nghiệp cung cấp thì trong năm 2018 nhà máy bị đến 77 lần mất điện và 80% số lần mất điện đó là không được báo trước. Tổng thời gian để nhà máy vận hành lại hệ thống, chạy máy phát điện lên đến 50 giờ.

Về vấn đề này, ông Tuấn cho biết, những nội dung mà doanh nghệp nêu trong năm 2018 là có thật và trong các cuôc làm việc của Ban với nhà đầu tư đều có đại diện của công ty điện lực tham gia. “Đến nay tình trạng mất điện này đã được cải thiện nhiều. Chủ đầu tư Khu công nghiệp Đông Mai đã đầu tư hệ thống điện, trạm biến áp nội khu rất tốt. Còn về phần đường dây dẫn điện và việc đấu nối điện lưới đã được công ty điện lực Quảng Ninh xử lý”, ông Tuấn cho hay.

Quảng Ninh đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Ngày 22/8, UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức hội nghị gặp gỡ, đối thoại doanh nghiệp quý III năm 2016. Tham dự hội nghị có lãnh đạo UBND tỉnh, các...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư