
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
Thưa ông, cộng đồng doanh nghiệp đang kỳ vọng gì vào cuộc gặp đầu tiên với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc?
Mọi kỳ vọng của cộng động doanh nghiệp đang nằm ở chính chủ đề của cuộc gặp này, đó là Doanh nghiệp Việt Nam - động lực phát triển kinh tế. Chúng tôi tin đây là mục tiêu Chính phủ đã lựa chọn cho giai đoạn 5 năm tới.
Nhưng để thực hiện được không hề dễ dàng. Chúng tôi sẽ kiến nghị Chính phủ xem xét, xây dựng chương trình quốc gia về phát triển doanh nghiệp trong 5 năm tới. Vì hiện tại, cho dù Chính phủ cũ cũng đã có những kế hoạch rất lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh, doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang trong tình thế khó khăn, năng lực cạnh tranh yếu kém.
Chỉ khi Chính phủ đặt thế cạnh tranh ngang hàng với các đối tác trong hội nhập, thì doanh nghiệp Việt Nam mới có điều kiện để cạnh tranh sòng phẳng trong hội nhập.
![]() |
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam |
Chương trình này sẽ bao gồm những nội dung gì, thưa ông?
Một là, vẫn phải nhắc tới cải cách thủ tục hành chính. Muốn nói gì thì nói, doanh nghiệp Việt Nam chỉ chơi được với quốc tế, thành công trong hội nhập khi môi trường kinh doanh đạt chuẩn quốc tế, thủ tục hành chính đạt chuẩn quốc tế.
Doanh nghiệp không thể cạnh tranh được khi phải loay hoay đối phó với các thủ tục, các quy định phức tạp, không rõ ràng, minh bạch, với chi phí hành chính quá cao.
Hai là, giải quyết gánh nặng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam đang phải cõng chi phí rất nặng so với các doanh nghiệp trong khu vực, như chi phí vận tải, hành chính… Đây là một phần lý do khiến doanh nghiệp không thể đầu tư dài hạn vào sản xuất, mà thường phải chọn các cơ hội đầu tư quay vòng vốn nhanh, lợi nhuận cao, dù rủi ro cao trong các ngành dịch vụ, bất động sản…
Ba là, phải giải quyết bài toán chi phí vốn cho doanh nghiệp. Lãi suất cho vay mà các doanh nghiệp đang phải gánh gồm cả phần nợ xấu của các ngân hàng từ những doanh nghiệp không hiệu quả trước đó. Nếu tình hình này tiếp tục thì doanh nghiệp không có cách nào để đầu tư vào sản xuất được.
Cũng không thể cứ để doanh nghiệp mới bắt đầu bước vào kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phải cõng các khoản nợ của những doanh nghiệp đã chết, những doanh nghiệp kém hiệu quả hay những khoản đầu tư không chuẩn mực trong quá khứ của các ngân hàng. Phải có cách để giải quyết dứt điểm nợ xấu, chứ không thể dồn cục như vậy được.
Thưa ông, như vậy, có nghĩa là vẫn phải tiếp tục bài toán cải cách thủ tục hành chính?
Vấn đề là phải có một cuộc “đại phẫu” về thủ tục hành chính, cắt giảm các quy định theo đúng tinh thần người dân, doanh nghiệp được kinh doanh những gì pháp luật không cấm của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, xa hơn là theo tinh thần của Hiến pháp.
Đồng thời, phải thực hiện quyết liệt Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ, để vươn tới chuẩn mực của ASEAN, rồi tiếp tới là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Chính phủ xác định rõ lộ trình và các tiêu chí định lượng phải đạt được trong cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong mối tương quan mới này. Có như vậy, doanh nghiệp mới có điều kiện nâng cao mình lên theo các chuẩn mực chung.
Đặc biệt, chúng tôi cũng sẽ kiến nghị chương trình hành động này phải được trình ra Quốc hội, để đảm bảo tính đồng bộ, khả năng thực thi cao, đồng thời tăng cường vai trò giám sát và thúc đẩy cải cách thế chế của Quốc hội.
Một cách ngắn gọn, lúc này, doanh nghiệp cần các hành động cụ thể theo đúng tinh thần mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nói, đó là có cải cách thủ tục hành chính tốt mà cán bộ thực hiện không tốt thì sẽ gây cản trở phát triển.
Còn đề xuất 1,5 - 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 mà VCCI vẫn hay nhắc tới, thưa ông?
Con số này không phải là quá sức, nếu như có chính sách thuận lợi để các hộ kinh doanh hiện tại đăng ký thành lập doanh nghiệp, tham gia thị trường kinh doanh một cách chính thức.
Hiện tại, chúng ta có khoảng 4,6 triệu hộ, nếu tạo điều kiện để 1/4 số này đăng ký doanh nghiệp thì Việt Nam đã có ngay một số lượng doanh nghiệp không nhỏ.
Điều quan trọng mà chúng tôi muốn kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ là chính cơ chế, chính sách, thủ tục đơn giản để thúc đẩy các hộ kinh doanh cá thể bước sang khu vực chính thức cũng là cách để môi trường kinh doanh Việt Nam minh bạch hơn, đáp ứng các chuẩn mực của hội nhập.
Ngoài ra, cũng cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mua bán, sáp nhập, liên kết với nhau để hình thành chuỗi. Trong hội nhập, đây là chìa khóa cạnh tranh của các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa.

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower