-
Xuất khẩu gần 13 tỷ USD hàng Việt sang Hà Lan -
Tái cơ cấu vùng trồng bưởi tại Hà Nội -
Lo ngại ách tắc giao thông, doanh nghiệp cung ứng hàng Tết tìm kiếm giải pháp -
Doanh nghiệp né rủi ro thị trường xuất khẩu -
Xuất khẩu sang châu Mỹ thắng lớn -
Xuất khẩu cao su lập kỷ lục thu 3,4 tỷ USD, triển vọng năm 2025 vẫn tích cực
Sức mua suy giảm khiến thị trường điện máy trở nên u ám. Ảnh: Chí Cường |
(baodautu.vn) Khi bắt đầu có cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam, các ông chủ của hệ thống siêu thị điện máy BestCaring có lẽ cũng không tưởng tượng được rằng, có một ngày, họ sẽ phải đóng cửa bớt các cửa hàng của mình. Vậy mà điều đó đã xảy ra trong năm 2012 - năm được cho là cực kỳ khó khăn đối với thị trường bán lẻ Việt Nam nói chung, thị trường điện máy nói riêng.
Từ vị trí là thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới vào năm 2008, Việt Nam đã tụt xuống vị trí thứ 32 vào năm 2012, theo kết quả xếp hạng của A.T Kearney. Còn thị trường điện máy ghi nhận mức tăng trưởng âm tới 20% so với năm trước.
Kinh tế khó khăn, sức mua suy giảm, khiến thị trường điện máy trở nên u ám. Doanh thu không đủ bù đắp chi phí, nên dễ hiểu vì sao đến ngay cả cái tên đình đám một thời BestCaring đã phải đóng cửa siêu thị ở Hà Nội và TP.HCM, trong đó có cả siêu thị mới nhất tại Vincom Long Biên từ tháng 11/2012. Nguyễn Kim cũng gặp khó, buộc phải đóng cửa chuỗi cửa hàng điện máy Thế giới số 24G tại TP.HCM. Việt Long đóng cửa siêu thị tại Hà Đông (Hà Nội).
Ngay cả những tên tuổi lớn còn vậy, huống gì các cửa hàng nhỏ, lẻ. Trong bối cảnh như vậy, cạnh tranh trên thị trường điện máy càng trở nên gay gắt hơn, quyết liệt hơn, thậm chí mang ý nghĩa sống còn. Vì thế, liên tục các chương trình khuyến mại được tung ra.
Tuy vậy, theo dự báo của các chuyên gia, thị trường điện máy năm 2013 vẫn chưa thể khởi sắc và mức tăng trưởng vẫn sẽ giảm 10% so với năm ngoái. Phải tới giữa năm 2014, theo ông Trần Xuân Kiên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh, thị trường mới có thể hồi phục. Ông Đinh Anh Huân, Tổng giám đốc Dienmay.com cũng chung quan điểm. Điều này khiến các DN kinh doanh điện máy như ngồi trên đống lửa. Nên tiếp tục mở rộng kinh doanh, hay đóng cửa, thu hẹp hệ thống kinh doanh? Một câu hỏi không dễ trả lời, khi những tín hiệu từ thị trường chưa mấy sáng sủa.
Nhiều thông tin cho thấy, để đón đầu cho sự hồi phục của thị trường vào giữa năm 2014, nhiều DN lực khỏe vẫn tiếp tục lên kế hoạch mở rộng hệ thống bán hàng của mình. Pico là ví dụ điển hình. Giữa tháng 1/2013 vừa qua, hệ thống này đã mở thêm cửa hàng mới ở TP.HCM. Nguyễn Kim đang chờ đến ngày khai trương đồng loạt 6 trung tâm mua sắm mới. Trần Anh cũng đã công bố kế hoạch đồng loạt khai trương 3 trung tâm mới trên địa bàn Hà Nội, đặt tại quận Ba Đình, Thanh Xuân và huyện Từ Liêm vào tháng 4 tới. Tiếp đó sẽ có thêm các siêu thị ở quận Hoàng Mai (Hà Nội).
Thậm chí, cũng đã có những đồn đoán rằng, một số tên tuổi trong thị trường này sẽ tìm cách liên kết, bán cổ phần cho đối tác nước ngoài để có thêm tiềm lực tài chính, nâng cao khả năng quản trị…, để có thể giành phần thắng khi thị trường hồi phục.
Một cách lạc quan, ông Phạm Thành Đức, Tổng giám đốc FPT Retail, khi trao đổi với báo giới, đã cho rằng, cơ hội đang thuộc về DN có chiến lược đúng đắn, hệ thống bán lẻ đa kênh (tại shop, qua điện thoại, trực tuyến, qua đối tác…), tiềm lực tài chính mạnh... Và giờ là cơ hội để các DN có tiềm lực mở rộng hệ thống, khi mà giá thuê mặt bằng xuống rất thấp và nguồn cung khá dồi dào.
Hơn thế, một dự báo của Công ty Nghiên cứu thị trường GfK đưa ra đầu tháng 12/2012, cho thấy, dù trong năm 2013, ngành hàng điện máy còn khó khăn, nhưng vẫn có một số mặt hàng tăng trưởng tốt, như thiết bị điện tử gia dụng (có tốc độ tăng trưởng 10-15%), riêng smartphone có thể đạt mức trên 100%. Như vậy, điều quan trọng là DN phải tìm được hướng đi cho mình, thậm chí biết tìm thị trường ngách để phát triển.
Kinh doanh vốn đã là một cuộc cạnh tranh khốc liệt, kinh doanh trong bối cảnh thị trường sụt giảm mạnh hiện nay còn là một cuộc chiến sinh tử. Khó khăn, nhưng vẫn có những khe cửa hẹp cho kẻ mạnh lách lên. Vì thế, DN tồn tại hay không tồn tại, phụ thuộc rất lớn vào tầm nhìn và quyết định của CEO.
Ông Nguyễn Cảnh Linh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại Lam Hồng, cũng đã có những chia sẻ rất riêng của mình trong Chương trình CEO - Chìa khóa thành công phiên bản 2013, với chủ đề Đối phó với phá sản - Khủng hoảng chiến lược kinh doanh. Chương trình sẽ được phát sóng vào 10h sáng Chủ nhật 24/3/2013 trên VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam và phát lại vào 8h sáng thứ Hai, 25/3/2013.
Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của Chương trình CEO - Chìa khóa thành công, do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất.
Nguyên Đức
-
Doanh nghiệp né rủi ro thị trường xuất khẩu -
Xuất khẩu sang châu Mỹ thắng lớn -
Xuất khẩu cao su lập kỷ lục thu 3,4 tỷ USD, triển vọng năm 2025 vẫn tích cực -
Quảng Ninh kích cầu tiêu dùng những ngày đầu năm 2025 -
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng trưởng mạnh -
Cơ hội thưởng thức bò Wagyu "sang chảnh" với giá thành phải chăng -
Cần làm gì để tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/1 -
2 Nhà đầu tư phải cam kết gì nếu áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt -
3 Cuộc chiến thương hiệu: KDF bị cấm dùng nhãn hiệu “Celano”, liên quan đến cả show “Anh trai Say Hi” -
4 Lãi suất điều hành sẽ giảm thêm để hỗ trợ tăng trưởng? -
5 Biến số và động lực trong tăng trưởng kinh tế năm 2025
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa
- Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 27,5 nghìn tỷ, tăng 20,3% so với cùng kỳ
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam