-
AMATA City Long Thành: Kết nối hoàn hảo, phát triển bền vững - biểu tượng của tương lai -
SOL E&C - “Tổng thầu renovation” cho loạt dự án nhà máy FDI chất lượng cao -
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tháp điện gió nhập khẩu trong 5 năm -
Ngành điện sắp có hành lang pháp lý thông thoáng hơn -
DRC được vinh danh trong top 10 Sao Vàng đất Việt -
Công viên Logistics Viettel sẵn sàng cho giai đoạn 2 tại Lạng Sơn và mở rộng ra các địa phương khác
Không nhiều doanh nghiệp chào sàn
Cổ phiếu DNT của Công ty cổ phần Du lịch Đồng Nai (DongNai Tours) sẽ chào sàn UPCoM với giá 11.100 đồng/cổ phiếu từ ngày 24/2. Thông báo này vừa được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố hồi trung tuần tháng này, giữa thời điểm những lo ngại về tác động khó lường của dịch Covid-19 chưa lắng xuống. Trong đó, du lịch, vận tải cùng nhiều ngành hàng được dự báo sẽ chịu tác động mạnh mẽ nhất.
Sở hữu 2 khách sạn, 2 nhà hàng cùng một trung tâm thương mại tổng hợp tại Đồng Nai, kết quả kinh doanh của DongNaiTours ít nhiều chịu ảnh hưởng. Khi lên kế hoạch năm 2020, Công ty cũng thận trọng đề ra mục tiêu doanh thu và lợi nhuận giảm lần lượt 11,4% và 15,9% so với năm trước. Dù cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp khá cô đặc với 84,33% vốn nằm trong tay 2 tổ chức và khoảng 1,1 triệu cổ phiếu tự do chuyển nhượng, quyết định đưa cổ phiếu lên sàn của DongNaiTours vẫn được đánh giá là khá dũng cảm.
DongNai Tours là một trong 5 doanh nghiệp dự kiến lên sàn UPCoM tháng 2 này, bên cạnh Hanel, Trung tâm Giống nông - lâm nghiệp Quảng Nam, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Hậu Giang và một doanh nghiệp chuyển sàn là Agifish.
Còn trên hai sàn niêm yết, tình hình ảm đạm hơn. Từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đến nay, mới có Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) chuyển sàn sang giao dịch trên HNX và Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu gửi hồ sơ niêm yết trên HoSE hôm 3/2. Dược Trung ương Mediplantex (MED) và Thực phẩm Bích Chi là 2 doanh nghiệp đã nhận được quyết định chấp thuận niêm yết của HNX từ cuối tháng 12/2019, nhưng vẫn đang nán lại, chưa chốt ngày chào sàn.
Sau 2 năm thăng hoa với tổng cộng 65 doanh nghiệp niêm yết mới, số doanh nghiệp niêm yết trên HoSE năm 2019 đã xuống thấp kỷ lục. Riêng ngành ngân hàng, kể từ sau thời điểm VN-Index đạt đỉnh 1.210 điểm giữa tháng 4/2018, cả 3 sàn mới chỉ đón thêm Techcombank (HoSE) và VietBank (UPCoM).
Tín hiệu lạc quan trở lại khi VN-Index vượt mốc 1.000 điểm sau nhiều lần bất thành trước đó. Hai sở giao dịch cũng nhận được nhiều hồ sơ đăng ký niêm yết trong quý IV/2019. Nhiều doanh nghiệp thậm chí đã tổ chức các buổi giới thiệu cổ phiếu tới các nhà đầu tư hồi cuối năm ngoái. Trước đó, từ cuối tháng 11/2018 đến trung tuần tháng 10/2019, không có một hồ sơ nào gửi về HoSE.
Nhu cầu từ tự thân doanh nghiệp
Theo chia sẻ của đại diện Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu, lý do doanh nghiệp này lựa chọn niêm yết xuất phát từ bản thân doanh nghiệp, không vì thị trường. Thị trường thuận lợi có thể tốt hơn, nhưng điều quan trọng là nhu cầu tự thân của doanh nghiệp, đảm bảo tính minh bạch cao hơn với các cổ đông.
Dù số lượng nộp hồ sơ mới chưa nhiều, nhưng không ít tổ chức lớn đã gửi và đang trong giai đoạn chờ phê duyệt hồ sơ như Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB), Tổng công ty Bảo hiểm Quân đội (MIC), ThaiHoldings, Công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI (PVIRe)…
Một số doanh nghiệp khác cũng đã đánh tiếng về kế hoạch niêm yết từ cuối năm 2019. Gần đây, trong chương trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 vừa công bố, Công ty cổ phần Tập đoàn An Phát Holdings đã đề cập kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn. Công ty đại chúng này đang sở hữu 48% vốn của Nhựa xanh An Phát (mã AAA) và hơn 55% vốn Nhựa Hà Nội (mã NHH).
Ngoài ra, năm 2020 là thời điểm đặc biệt khi là hạn chót cho kế hoạch lên sàn của các ngân hàng. Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 đã đặt mục tiêu hoàn thành việc niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán vào cuối năm nay. Mục tiêu này đã rất gấp, bởi nếu không tính các ngân hàng đăng ký giao dịch trên UPCoM, hiện mới chỉ có 13 ngân hàng niêm yết trên HoSE và HNX.
Cùng với đó, sự rốt ráo của cơ quan quản lý trong việc thúc các doanh nghiệp cổ phần hóa lên sàn chứng khoán năm vừa qua được kỳ vọng sẽ làm tăng nguồn cung cho thị trường. Đến đầu tháng 9/2019, danh sách các doanh nghiệp này vẫn còn đến 755 đơn vị. DongNai Tours, doanh nghiệp lên sàn đầu tuần sau, cũng là một đơn vị nhà nước được cổ phần hóa từ năm 2005.
“Sẽ cần cân nhắc lựa chọn thời gian hợp lý trong năm”, lãnh đạo một doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính đã nộp hồ sơ niêm yết thừa nhận khi đề cập ảnh hưởng của diễn biến thị trường gần đây. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn sẽ cố gắng để thực hiện theo lịch trình đã đề ra.
-
AMATA City Long Thành: Kết nối hoàn hảo, phát triển bền vững - biểu tượng của tương lai -
Xi măng Xuân Thành lần thứ 4 được vinh danh giải thưởng Sao Vàng đất Việt -
SOL E&C - “Tổng thầu renovation” cho loạt dự án nhà máy FDI chất lượng cao -
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tháp điện gió nhập khẩu trong 5 năm
-
Ngành điện sắp có hành lang pháp lý thông thoáng hơn -
DRC được vinh danh trong top 10 Sao Vàng đất Việt -
Công viên Logistics Viettel sẵn sàng cho giai đoạn 2 tại Lạng Sơn và mở rộng ra các địa phương khác -
[Ảnh] Tỏa sáng Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024 -
Việt Nam - Hàn Quốc ký Thỏa thuận công nhận về doanh nghiệp ưu tiên -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 25/12/2024 -
Ba doanh nghiệp tại Thái Bình đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion
- ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Vinamilk: “Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?