
-
Vincom Retail tiếp tục được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Lãnh đạo xanh châu Á
-
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân
-
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm
-
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
![]() |
Ông Huỳnh Bửu Sơn, Chuyên gia tài chính - ngân hàng |
Ông có thể cho biết nhận định về “sức khỏe” của doanh nghiệp Việt sau khi Covid-19 được kiểm soát ở Việt Nam và dự báo tình hình kinh tế từ nay đến cuối năm?
Trải qua đợt dịch này, theo tôi, “sức khỏe” của doanh nghiệp Việt Nam không quá yếu, bởi Việt Nam đã đưa ra các biện pháp phòng vệ khá sớm và bước đầu đạt được hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch; ngăn chặn được sự lây lan cũng như không có ca tử vong vì Covid-19.
Tuy nhiên, doanh nghiệp trong nước đã phải chịu tác động trực tiếp, nhất là ngành hàng không, giao thông - vận tải và du lịch... Đối với ngành du lịch, ảnh hưởng không chỉ trong một sớm, một chiều, mà có thể còn kéo dài, bởi khách du lịch chưa thể dễ dàng lựa chọn hành trình khi đại dịch chưa chấm dứt.
Dịch bệnh diễn ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí, nhiều đơn vị đã phải đóng cửa. Hiện Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, nhưng các thị trường trên thế giới vẫn chưa thể trở lại như trước, nhất là ở những quốc gia bị ảnh hưởng nặng bởi Covid-19 như Mỹ, Anh...
Mặt khác, sau đại dịch, các doanh nghiệp và kể cả người lao động như vừa trải qua “cơn bệnh”, nên rất cần nguồn hỗ trợ từ Chính phủ. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần thời gian củng cố lại để có thể đón đầu được những cơ hội mới trong thời gian tới.
Như các nước, Việt Nam đã sớm đưa ra gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, thưa ông?
Dịch bệnh là trường hợp bất khả kháng. Covid-19 đã ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới và mỗi nước đều có gói hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, hệ thống bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động cũng đang vận hành. Đối với doanh nghiệp, theo thông tin mà tôi tiếp nhận được, hiện mới có khoảng 20% doanh nghiệp tiếp cận được gói hỗ trợ của Chính phủ. Nếu thực sự như vậy, thì việc đưa gói hỗ trợ tới doanh nghiệp, giúp họ vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi Covid-19 vẫn còn chậm.
Theo ông, chính sách tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Codid-19 được ban hành trong thời gian vừa qua đã chia sẻ được khó khăn với doanh nghiệp?
Tôi cho rằng, giãn nợ và giảm lãi suất cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh chắc chắn là việc các ngân hàng phải làm để tránh rủi ro nợ xấu gia tăng. Để chung tay vượt qua khó khăn cùng khách hàng, ngành ngân hàng đã vào cuộc, thực hiện giãn nợ, cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất khoản vay cũ cũng như khoản vay mới.
Tuy nhiên, với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn dĩ đã không dễ tiếp cận vốn ngân hàng, thì qua đợt dịch này sẽ càng khó hơn, do hoạt động sản xuất, kinh doanh đang bị ảnh hưởng. Trên thực tế, những doanh nghiệp không đủ điều kiện để vay được vốn, thì rất khó tiếp cận gói tín dụng hỗ trợ từ các ngân hàng; còn những doanh nghiệp lớn và đủ khả năng tiếp cận, thì lại không sử dụng vốn vay nhiều, nhất là sau đợt dịch Covid-19, khi hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa trở lại như trước.
Số liệu tăng trưởng tín dụng mà ngành ngân hàng đưa ra cho thấy, thời gian qua, nhu cầu vốn của khách hàng, nhất là doanh nghiệp đã có dấu hiệu giảm. Điều này cũng dễ hiểu. Sau đại dịch, doanh nghiệp chưa có nhiều nhu cầu vay vốn, bởi chưa có các dự án sản xuất, kinh doanh mới. Lúc này, hầu hết doanh nghiệp đang củng cố lại hoạt động sản xuất, kinh doanh. Một khi cầu vốn giảm, thì ngân hàng khó đẩy mạnh cho vay.
Nguy cơ nợ xấu vì đại dịch có đáng lo ngại không, thưa ông?
Về nợ xấu, hiện có hai loại là nợ xấu từ giai đoạn trước và nợ xấu phát sinh từ đại dịch. Theo tôi, nợ xấu phát sinh từ đại dịch sẽ không quá lớn, khi gói hỗ trợ của Chính phủ kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Tuy vậy, nợ xấu của ngành ngân hàng được dự báo sẽ tăng trong thời gian tới, bởi không chỉ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ Covid-19, mà thị trường bất động sản cũng chưa thể khởi sắc ngay sau dịch bệnh.

-
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại -
Tái định hình cuộc chơi: Cạnh tranh trong ngành xây dựng và vai trò của chính sách FDI -
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách -
Doanh nghiệp quay lại thị trường cao kỷ lục, kinh tế tăng trưởng rõ nét -
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025 -
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower