Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Doanh nghiệp ngành du lịch và khách sạn học được gì từ Covid-19?
Đại dịch Covid-19 khiến rất nhiều doanh nghiệp ngành du lịch và khách sạn phải đóng cửa, cắt giảm nhân sự, bị ràng buộc và hạn chế trong hoạt động kinh doanh, mà chủ doanh nghiệp đành bất lực.
Covid-19 khiến hoạt động du lịch đình đốn, các doanh nghiệp ngành này lâm cảnh khó khăn.
Covid-19 khiến hoạt động du lịch đình đốn, các doanh nghiệp ngành này lâm cảnh khó khăn.

Theo thống kê, có tới 90% hãng du lịch tại TP.HCM phải tạm ngừng hoạt động và ước tính có khoảng 20.000 nhân viên ngành du lịch, chiếm 70% trên tổng số, phải nghỉ việc không lương cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát.

Đại dịch cho thấy rằng, có rất nhiều rủi ro ngoài dự đoán có thể ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, người lãnh đạo phải luôn sẵn sàng để ứng phó bằng những giải pháp thuộc tầm kiểm soát của doanh nghiệp.

Dự báo và lập kế hoạch ngân sách là những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xác định rõ các yếu tố chi phối dòng tiền, từ đó có chiến lược hành động để cắt giảm chi phí một cách nhanh chóng và hiệu quả. Có thể thấy, các doanh nghiệp áp dụng quy trình lập ngân sách và dự báo rõ ràng từ trước khi xảy ra Covid-19 có khả năng ứng phó nhanh và hiệu quả hơn so với những doanh nghiệp không áp dụng.

Sự hao hụt đột ngột của dòng tiền tác động trực tiếp tới việc đóng cửa doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã xây dựng quy trình quản lý dòng tiền hiệu quả trước Covid-19 thường có lượng dự trữ tiền mặt cao hơn để xoay xở và hạn chế đáng kể dòng tiền hao hụt trong suốt giai đoạn khủng hoảng.

Nói cách khác, khả năng chuẩn bị và thích ứng tốt chính là yếu tố then chốt cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Có nhiều trường hợp về các doanh nghiệp đã thay đổi phương thức hoạt động để đáp ứng với tình hình Covid-19 như tạo ra các nguồn doanh thu thay thế, hoặc hoạt động theo phương thức khác.

Mức độ hiệu quả của những giải pháp thay thế này đối với doanh nghiệp vẫn còn là ẩn số, nhưng điều chắc chắn rằng, một số doanh nghiệp sẽ không lặp lại cách vận hành cũ nhờ những kinh nghiệm đã đúc kết được qua đợt bùng phát dịch trước đây.

Người lao động là nguồn chi lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp ngành du lịch và khách sạn. Đối với một số doanh nghiệp, việc trả trợ cấp đầy đủ cho nhân viên thôi việc sẽ dẫn đến tâm lý lo lắng về dòng tiền.

Việc trả lương một lần cho số ngày phép năm và nghỉ phép thâm niên thường không được các doanh nghiệp tính toán trước. Trong khi số giờ cộng dồn được ghi nhận trên hệ thống tính lương, thì trong các báo cáo kế toán hoặc báo cáo tài chính hàng năm không thấy ghi nhận đây là thanh khoản có giá trị bằng tiền.

Dưới một góc nhìn khác, các khoản thanh toán cho nhân viên nghỉ việc cũng là một chi phí cần xem xét đối với doanh nghiệp và cần được cân nhắc quản lý từ giai đoạn đầu khi nhân viên mới vào làm. Mọi doanh nghiệp nên dự trù và tính toán chi phí trong tương lai và quan trọng nhất là nên duy trì dự trữ tiền mặt cho những thanh khoản khi nhân viên chấm dứt hợp đồng lao động. Sự minh bạch này sẽ giúp doanh nghiệp thường xuyên theo dõi và quản lý thanh khoản cho số ngày phép còn lại của nhân viên.

Yếu tố con người trở nên quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp và cộng đồng trong giai đoạn khó khăn. Trước những giai đoạn khủng hoảng, năng lực lãnh đạo của người đứng đầu doanh nghiệp chính là yếu tố được trông đợi nhất từ phía nhân viên, khách hàng và các đối tác. Lãnh đạo doanh nghiệp nên trang bị cho bản thân tầm nhìn dài hạn, tư duy chiến lược và đảm bảo minh bạch thông tin để đạt được thành công trong quá trình dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Covid-19 “đánh bồi”, cần phương án cứu doanh nghiệp du lịch
Thị trường nội địa vừa ấm lên thì Covid-19 “đánh bồi”, khiến hàng loạt doanh nghiệp du lịch không còn đủ sức gượng dậy.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư