-
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc
Việc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% chậm có phần do ngân hàng cạn room tín dụng. Ảnh: Đức Thanh |
Ngân hàng, doanh nghiệp cùng ngóng nới room tín dụng
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, giám đốc chi nhánh một ngân hàng ở Phú Thọ cho hay, room tín dụng được ngân hàng cấp cho chi nhánh ngân hàng ông là 4%, nhưng 6 tháng đầu năm đã “xài” hết 3,8%. Room tín dụng còn lại nửa cuối năm quá ít, khiến chi nhánh phải xin thêm chỉ tiêu tăng trưởng từ Tổng giám đốc, song nhận được câu trả lời là toàn hệ thống cũng đang cạn room và đang chờ Ngân hàng Nhà nước nới thêm room.
Đây cũng là tình trạng chung của nhiều ngân hàng thương mại hiện nay. Mới đây, một ngân hàng đã thông báo các chi nhánh lùi thời hạn giải ngân tín dụng sang đầu tháng 9/2022.
Ngân hàng thiếu room đồng nghĩa với doanh nghiệp khó tiếp cận vốn. Ông Nguyễn Khoa Luân, Giám đốc Công ty Ảnh Việt (hoạt động trong lĩnh vực du lịch) cho hay, công ty ông đã bị ngân hàng từ chối cho vay với lý do "hết hạn mức tăng trưởng tín dụng".
Trước tình hình căng thẳng room tín dụng của các ngân hàng, cuối tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, muộn nhất là đầu tuần này, Ngân hàng Nhà nước sẽ thông báo tăng trưởng tín dụng phần còn lại của năm nay (trong tổng hạn mức tăng trưởng tín dụng 14% của năm 2022), nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước không công khai mức nới room cho từng ngân hàng, song khả năng chỉ một số ngân hàng thương mại được nới room. Theo đó, các ngân hàng có khả năng được nới room cao là Vietcombank, MB (nhận chuyển giao ngân hàng bắt buộc), VPBank, VietinBank, BIDV, Agribank, ACB...
Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, không nên quá lo ngại về lạm phát mà bóp nghẹt thị trường để có thể tận dụng cơ hội phục hồi. Nếu chờ đợi đến quý IV/2022 mới nới room là hơi muộn và có thể sẽ mất cơ hội.
Trong khi đó, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cũng cho rằng, lạm phát của Việt Nam là do lạm phát chi phí đẩy (chủ yếu lạm phát nhập khẩu), chứ không phải lạm phát do cầu kéo. Chính vì vậy, kiểm soát lạm phát ở Việt Nam không thể dùng chính sách tiền tệ, mà phải dùng biện pháp thuế (giảm thuế nhập khẩu để giảm giá hàng hóa). Khi giảm được lạm phát chi phí đẩy, Ngân hàng Nhà nước có thể nới room tín dụng. Theo chuyên gia này, tín dụng Việt Nam năm nay ở mức 15-16% là có thể chấp nhận được.
Giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%: Các bộ, ngành cam kết vào cuộc
Cùng với thiếu room tín dụng, hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được gói hỗ trợ lãi suất 2%. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến nay, gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm với quy mô 40.000 tỷ đồng mới giải ngân được 4.300 tỷ đồng và số tiền hỗ trợ lãi suất tính đến cuối tháng 8/2022 mới đạt khoảng 13,5 tỷ đồng, rất thấp so với mục tiêu đề ra. Theo phản ánh của các ngân hàng thương mại, nhiều khách hàng từ chối tham gia gói hỗ trợ lãi suất 2% do ngại thủ tục, sợ bị thanh tra, kiểm toán nếu được hỗ trợ lãi suất. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng còn nhiều băn khoăn do hướng dẫn còn mang tính định tính, chưa cụ thể, chặt chẽ, sợ không được quyết toán sau này.
Trước băn khoăn của các ngân hàng thương mại, ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính - Ngân hàng (Bộ Tài chính) cho biết, thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để có giải đáp thống nhất, bởi nếu không thống nhất, mỗi người hiểu cách khác nhau, thì kiểm toán thực hiện và Bộ Tài chính là đơn vị kiểm tra cuối cùng để chi ngân sách cũng gặp khó khăn.
Trong khi đó, đại diện Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết sẽ lắng nghe ý kiến của ngân hàng thương mại và doanh nghiệp. Theo lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, cơ quan này chỉ căn cứ các tiêu chí đã được xây dựng lên, căn cứ vào chuẩn mực quy định của Kiểm toán Nhà nước để kiểm toán, nên đề nghị các bộ, ngành xây dựng tiêu chí chặt chẽ. Kiểm toán Nhà nước sẵn sàng tổng hợp ý kiến về các khó khăn vướng mắc, tìm nguyên nhân và đề xuất với các cấp có thẩm quyền.
Liên quan giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại phải đảm bảo không để xảy ra trường hợp các doanh nghiệp đủ điều kiện, đúng đối tượng mà không được hưởng hỗ trợ lãi suất. Các ngân hàng thương mại chủ động xác định khó khăn, vướng mắc, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo với các đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước để Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các đơn vị chức năng của các bộ, ngành liên quan có hướng tháo gỡ.
Đặc biệt, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đề nghị chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh, thành phố cũng phải phối hợp với các đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước cũng như các đơn vị chức năng của các bộ, ngành tại mỗi tỉnh, thành phố trên cả nước thành lập đường dây nóng để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, người dân, từ đó giải quyết vướng mắc và xử lý nghiêm các trường hợp không triển khai gói hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp đủ điều kiện hưởng gói hỗ trợ.
- Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank
-
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng -
Eximbank khẳng định không nhận được quyết định thanh tra hoạt động cấp tín dụng -
Phó thống đốc Đào Minh Tú: Thực hành ESG là vấn đề nóng và cấp bách -
Hơn 22% dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025