
-
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng
-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
- Hội nghị hợp tác đầu tư và thương mại Đồng Tháp - Nhật Bản sẽ diễn ra ngày 29/11/2023 tại TP.HCM
- Đồng Tháp tập trung phát triển các đô thị động lực
- Đồng Tháp triển khai hành động về tăng trưởng xanh
- Mô hình hội quán tại Đồng Tháp: Đồng hành phát triển kinh tế - xã hội Đất Sen hồng
- Đồng Tháp đứng đầu về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
- Đồng Tháp đầu tư gần 185 tỷ đồng bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ
Chiều 29/11, tại TP.HCM, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị hợp tác đầu tư và thương mại giữa tỉnh Đồng Tháp và doanh nghiệp Nhật Bản.
Ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp phát biểu tại hội nghị |
Thông tin đến các nhà đầu tư, ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết, Đồng Tháp là tỉnh trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ngoài gạo và thuỷ sản có sản lượng xếp trong nhóm đầu cả nước, tỉnh còn có nhiều loại cây ăn trái nổi tiếng, có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản như: xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, một số cây có múi.
Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Đồng Tháp sang thị trường Nhật Bản đạt 18 triệu USD, trong 8 tháng năm 2023 đạt 20,5 triệu USD, gồm các mặt hàng chủ yếu như: giày da, thủy sản, sản phẩm sau gạo, dệt may, collagen, bánh phồng tôm, trái cây..
Vì vậy, Đồng Tháp chú trọng kêu gọi hợp tác, đầu tư phát triển nguồn giống cây trồng chất lượng, đa dạng; kêu gọi đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến, thúc đẩy chuỗi giá trị ngành nông sản, đặc biệt là các chuỗi giá trị có hàm lượng công nghệ cao, trong các nhóm ngành hang chủ lực của Đồng Tháp gồm: lúa gạo, xoài, cá tra, sen, hoa kiểng.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết, tỉnh xác định đồng hành cùng doanh nghiệp là trách nhiệm và cam kết cao nhất của lãnh đạo và chính quyền các cấp.
Để thu hút nhà đầu tư, Đồng Tháp đã xây dựng nhiều khu, cụm công nghiệp như: Tân Kiều, Tân Lập, Trường Xuân, Quảng Khánh, Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp (với 2 cửa khẩu Quốc tế Thường Phước và Dinh Bà) đã được xây dựng hoàn chỉnh, sẵn sàng cho việc đầu tư dự án của doanh nghiệp.
Về hạ tầng, tuyến cao tốc An Hữu - Cao Lãnh đang đẩy nhanh tiến độ thi công, khi đưa vào sử dụng sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Đồng Tháp còn khoảng 2 giờ. Đối với hệ thống giao thông thuỷ, 2 bến cảng nằm bên bờ sông Tiền giúp vận chuyển hàng hóa thuận tiện ra biển Đông và Campuchia. Cùng với đó là những chính sách ưu đãi, thủ tục hành chính nhanh chóng,… đang mở rộng cửa chào đón nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư Nhật Bản.
Lý giải vì sao doanh nghiệp đầu tư vào Đồng Tháp, ông Hiroshi Fukai, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thiên Hà Kameda cho biết, doanh nghiệp chọn Đồng Tháp làm nơi đặt nhà máy sản xuất bánh gạo vì gần thị trường lớn như TP.HCM. Hơn nữa, việc đặt nhà máy ở Đồng Tháp sẽ giảm được chi phí vận chuyển từ nhà máy ở Hưng Yên vào TP.HCM.
Một lý do nữa mà Thiên Hà Kameda chọn Đồng Tháp làm nơi đầu tư vì gạo ở đây có chất lượng cao tương đương như gạo Nhật Bản để sản xuất bánh kẹo. Ngoài ra, địa phương cũng có hệ thống đường thủy rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu vào nhà máy.
Để thu hút được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư vào Đồng Tháp, ông Hiroshi Fukai góp ý, địa phương cần cải thiện môi trường sống cho người nước ngoài khi đến địa phương đầu tư. “ Các nhân viên người Nhật khi đến Đồng Tháp gặp rất nhiều khó khăn vì xung quanh thiếu các tiện ích như nhà hàng, khách sạn” vị doanh nhân này phản ánh.
![]() |
Nhà đầu tư Nhật và Đồng Tháp trao đổi thông tin bên lề hội nghị |
Đánh giá về cơ hội đầu tư tại Việt Nam, ông Ono Masuo, Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM cho biết, theo kết quả khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài do JETRO thực hiện, Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn đứng thứ hai, chỉ sau Hoa Kỳ.
Đối với Đồng Tháp, ông đánh giá cao tiềm năng và cơ hội đầu tư tại đây vì thời gian tới, khi hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy được đầu tư hoàn thiện. Khi đó, sẽ kéo theo cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực như: chế biến nông sản, logistics, du lịch...
Tuy nhiên, ông Ono Masuo đề xuất, tỉnh Đồng Tháp cần thành lập ban tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cho nhà đầu tư để đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của doanh nghiệp nước ngoài.
“Các doanh nghiệp Nhật Bản hy vọng, thông qua hội nghị ngày này, tiềm năng và cơ hội của tỉnh Đồng Tháp sẽ được doanh nghiệp Nhật Bản biết đến rộng rãi hơn, từ đó góp phần tăng cường mối quan hệ kinh tế và giao lưu giữa 2 bên” ông Ono Masuo nói và mong muốn sẽ có thêm doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Đồng Tháp.

-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng -
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Hiệu chỉnh phương án hình thành Cảng hàng không Tây Ninh -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort