
-
Điện lực huyện được thay bằng Đội quản lý điện
-
Mở rộng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Thái Bình và Hưng Yên tại KCN Liên Hà Thái
-
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD
-
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh
-
Doanh nghiệp Thái Bình - Hưng Yên trao đổi kinh nghiệm, hợp tác phát triển -
Hội chợ Thaifex - Anuga Asia 2025: Nơi truyền cảm hứng và sáng tạo cho ngành Thực phẩm và Đồ uống tại châu Á
![]() |
Ông Hironobu Kitagawa nhận định, năm 2019, bên cạnh việc tiếp tục đầu tư tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ có xu hướng đầu tư ở các địa phương nhiều hơn. |
Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội vừa báo cáo lãnh đạo Bộ Công Thương về thực trạng các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam trong năm 2018.
Ông Hironobu Kitagawa, Trưởng đại diện Văn phòng JETRO (Nhật Bản) tại Hà Nội cho biết, dự kiến, ngày 04/3/2019, tại Hà Nội, JETRO sẽ công khai Báo cáo về thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại châu Á - châu Đại dương, trong đó có Việt Nam.
Theo Báo cáo, cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực chế tạo, năm 2018 ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực phi chế tạo.
Đại diện JETRO cho biết thêm, tỷ lệ doanh nghiệp "có lãi" là 65,3%, tăng 0,2 điểm so với năm ngoái. Phân theo khu vực thì tỷ lệ có lãi của khu vực Bắc Bộ cao hơn các khu vực khác.
Ông Hironobu Kitagawa nhận định, năm 2019, bên cạnh việc tiếp tục đầu tư tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ có xu hướng đầu tư ở các địa phương nhiều hơn.
Báo cáo thực trạng các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam trong năm 2018 cho thấy, 70% doanh nghiệp tại Việt Nam có phương châm "mở rộng" hoạt động kinh doanh, so với các nước khác, tỷ lệ này tương đối cao. Đối với những doanh nghiệp thành lập trước năm 2010, có đến 67,1% doanh nghiệp có phương châm này.
Đại diện Văn phòng JETRO (Nhật Bản) tại Hà Nội khẳng định, Việt Nam tiếp tục có vị thế là điểm đến đầu tư. Một trong những động lực để các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục đầu tư là do: doanh thu tăng; tiềm năng và tính tăng trưởng cao.
Ông Hironobu Kitagawa nhấn mạnh, tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam từ sau năm 2010 có chiều hướng tăng dần. Năm 2018, lần đầu tiên Việt Nam vượt qua Malaysia.
“Đây là một kết quả tốt song vẫn cần tiếp tục nâng cao hơn nữa vì so với Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia thì tỷ lệ này vẫn còn chưa cao”, ông Hironobu Kitagawa nhìn nhận.
Bên cạnh các lợi thế, ông Hironobu Kitagawa cũng thẳng thắn chỉ ra những rủi ro về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Trong đó có thể kể đến: giá nhân công tăng, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, thuế và thủ tục thuế phức tạp, thủ tục hành chính phức tạp, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao. So với năm 2017, trừ hạng mục "hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện", ông Hironobu Kitagawa cho biết, 4 hạng mục còn lại đều "có cải thiện".

-
Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững -
Vietnam Airlines kích hoạt siêu dự án đầu tư 50 tàu bay thân hẹp -
Mở rộng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Thái Bình và Hưng Yên tại KCN Liên Hà Thái -
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD -
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh -
Doanh nghiệp Thái Bình - Hưng Yên trao đổi kinh nghiệm, hợp tác phát triển -
Hanel góp mặt tại triển lãm thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt