
-
Vietnam Airlines lãi 3.625 tỷ đồng nhờ khách quốc tế bùng nổ, giá nhiên liệu giảm
-
Từ trạm sạc đến Microgrid: Hành trình kiến tạo hạ tầng năng lượng linh hoạt cùng Schneider Electric
-
Điều chỉnh tỷ lệ trích phí thẩm định thiết kế phòng cháy chữa cháy
-
Hành trình đầu tư không thể mãi gian nan
-
Thép VAS, thép xanh Việt Nam ngời sáng trên đất Anh quốc -
Đồng ý chủ trương Vietnam Airlines mua 50 tàu bay thân hẹp không cấp bảo lãnh Chính phủ
Giấy phế liệu hỗn hợp là nguyên liệu chủ lực sản xuất giấy bao bì
Ông Thưởng cho biết, hiện nay, Việt Nam có hơn 300 doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy. Trong đó có khoảng 47 doanh nghiệp trực tiếp nhập giấy phế liệu, trên 53 doanh nghiệp nhập khẩu uỷ thác và có khoảng 23 doanh nghiệp đang nhập giấy phế liệu hỗn hợp – còn gọi là giấy mix.
![]() |
Ông Phạm Đình Thưởng - Chuyên gia phân tích chính sách |
Theo số liệu 6 tháng đầu năm 2018 thì số lượng giấy mix chiếm 37% trong tổng số lượng giấy phế liệu nhập khẩu. Về giá thành, giấy hỗn hợp có giá khoảng 90-100 USD/tấn, trong khi giấy OCC – tức phế liệu đã phân loại lên đến 150 USD/tấn. Do đó, nhập giấy phế liệu hỗn hợp làm nguyên liệu sản xuất giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu vào khá lớn. Nếu không được phép nhập phế liệu giấy hỗn hợp theo đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong dự thảo sửa đổi quyết định 73/2014/QĐ-TTg thì các doanh nghiệp giấy buộc phải chuyển sang sử dụng các nguyên liệu khác với chi phí cao hơn.
“Năm 2018 dự kiến các doanh nghiệp nhập khoảng 2 triệu tấn giấy phế liệu. Nếu không được phép nhập khẩu giấy hỗn hợp thì doanh nghiệp phải chi thêm khoảng 37 triệu đô/năm”, ông Thưởng tính toán.
![]() |
Theo thống kê, 70% sản lượng giấy của Việt Nam sản xuất từ nguyên liệu là giấy phế liệu |
Hiện nay, giấy phế liệu hỗn hợp là nguyên liệu chính để sản xuất các loại giấy bao bì. Trong khi đó, nhu cầu giấy bao bì tiêu thụ trong nước và xuất khẩu có mức tăng trưởng rất lớn, khoảng 15%/năm, cao hơn nhiều so với mức trung bình của toàn ngành. Do đó, nếu đầu vào cho sản xuất giấy bao bì tăng cao sẽ đẩy giá thành phẩm lên cao, có thể ảnh hưởng dây chuyền đến những ngành khác. “Điều này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành công nghiệp giấy nói riêng và nhiều ngành sản xuất, dịch vụ có liên quan nói chung”, ông Phan Chí Dũng Nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương nêu quan điểm.
Các chuyên gia cho rằng, cơ quan chức năng lo ngại vấn đề ô nhiễm môi trường có thể xảy ra nếu không kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu là hoàn toàn chính đáng, nhất là thời gian qua, có một số doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở trong quản lý để nhập “rác” về Việt Nam, gây tác hại không nhỏ cho môi trường. Tuy nhiên, cũng cần xem xét một cách thận trọng, nhằm tránh ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của những doanh nghiệp có nhu cầu trong việc sử dụng phế liệu phục vụ cho sản xuất của mình.
“Có thể nói, bất cứ doanh nghiệp giấy nào khi sử dụng phế liệu hay bất cứ nguồn nguyên liệu nào khác để sản xuất đều có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp quản lý tốt. Nếu nhập khẩu phế liệu không phục vụ cho bất cứ hoạt động sản xuất nào thì rất đáng lo ngại việc biến Việt Nam thành bãi rác. Nhưng khi phế liệu nhập khẩu là nguyên liệu sản xuất quan trọng, lại là mặt hàng được giao dịch toàn cầu thì tính chất đã khác", ông Phan Chí Dũng phân tích.
Giấy phế liệu hỗn hợp là nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp tái chế giấy, đồng thời giúp tiết kiệm nguyên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, thực trạng thu gom trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, buộc các doanh nghiệp phải nhập khẩu. Theo thống kê từ Hội thảo, 70% sản lượng giấy của Việt Nam sản xuất từ nguyên liệu là giấy phế liệu. Trong đó, chỉ có dưới 40% được thu gom trong nước, còn lại phải nhập khẩu. Riêng giấy phế liệu hỗn hợp là nguyên liệu chủ yếu để các doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì sử dụng trong sản xuất.C
Siết giấy phế liệu cần lộ trình phù hợp
Theo số liệu ước tính tại Hội thảo, đến năm 2025, tỷ lệ thu gom giấy tái chế trong nước mới đạt khoảng 45% nhu cầu và phải sau năm 2025 thì chúng ta mới có thể gia tăng tỉ lệ thu gom này. Do đó, nếu muốn các doanh nghiệp không nhập khẩu giấy hỗn hợp thì cần phải có thời gian cũng như tạo điều kiện để ngành công nghiệp tái chế giấy trong nước phát triển đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng ủng hộ đề xuất cơ quan chức năng quản lý số lượng phế liệu nhập khẩu theo năng lực sản xuất của doanh nghiệp, tức phải đảm bảo các doanh nghiệp nhập giấy về để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng cần xem xét lại quy định về tỷ lệ tạp chất theo kinh nghiệm các nước, vì quy định hiện tại của Việt Nam xem ra khó đảm bảo tính khả thi. Theo đó, quy định về tỷ lệ tạp chất của Việt Nam ở mức 0% với chất cấm, 2% các loại tạp chất khác được xem là khá chặt, trong khi Mỹ là 2% chất cấm và 3% tạp chất khác.
![]() |
Các diễn giả tham gia hội thảo |
Các doanh nghiệp giấy tham gia hội thảo cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ chính sách siết chặt quản lý giấy phế liệu của nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường cần được nhìn rộng ở nhiều khía cạnh. Các doanh nghiệp khẳng định, tác hại môi trường phát sinh cần xem xét ở yếu tố các nhà máy không tuân thủ cũng như không đủ trình độ công nghệ xử lý thải. Do đó, gốc rễ vấn đề cần quan tâm, theo các doanh nghiệp là mức độ đầu tư công nghệ cũng như xử lý thải của các nhà máy.
Tại phiên thảo luận, các doanh nghiệp cũng thể hiện tinh thần cam kết, luôn ủng hộ và thực hiện chủ trương phát triển bền vững, gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường và kiến nghị cơ quan chức năng xem xét lại lộ trình triển khai quyết định về siết chặt quản lý giấy phế liệu nhập khẩu để doanh nghiệp có thời gian thực thi hiệu quả.

-
Vietnam Airlines lãi 3.625 tỷ đồng nhờ khách quốc tế bùng nổ, giá nhiên liệu giảm
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 30/4/2025
-
iPOS.vn khai trương không gian trải nghiệm và văn phòng làm việc tại TP. Cần Thơ
-
Từ trạm sạc đến Microgrid: Hành trình kiến tạo hạ tầng năng lượng linh hoạt cùng Schneider Electric
-
Điều chỉnh tỷ lệ trích phí thẩm định thiết kế phòng cháy chữa cháy -
Cả nước có 152 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo -
Hành trình đầu tư không thể mãi gian nan -
Thép VAS, thép xanh Việt Nam ngời sáng trên đất Anh quốc -
Đồng ý chủ trương Vietnam Airlines mua 50 tàu bay thân hẹp không cấp bảo lãnh Chính phủ -
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng -
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025